(E) Mail thường lại, người không thấy lại... Hoa dương tàn, đã trãi rêu xanh... .Rêu xanh mấy lớp chung quanh... .Sân đi một bước trăm tình ngẩn ngơ...

Wednesday, February 28, 2007

Thơ...Vay & Thơ ....Trả ( ???? )

cũng đành

Tiễn nhau nhẹ vẫy tay chào
Quay lưng cố giấu giọt trào bờ mi
Biết là sẽ đến phân ly
Biết tôi rồi sẽ xuân thì tàn phai

vui

Đêm về vui với âm thầm
Hàn huyên với bóng ngắm trầm tỏa hương
Nghe chim khóc tiếng đau thương
Nghe khua lá rụng bên vườn. Vâng, vui!

Cảm ơn lời “chúc em vui”

trách

Đến chi mang bão đời nhau
Thức tôi ga nhỏ chuyến tàu người qua
Tim đau lần nữa mù lòa
Bờ mi rồi lại nhạt nhoà.


Đến chi???


trách thêm

Gọi nhau còn gọi nhau chi?
Chùng lòng tôi đã ù lì, tàn phai
Đời tôi chừ như đêm dài
Gọi nhau chi để sạn chai bỗng mềm.


Lê Tịnh Vân
(riêng về thầy T.K. Đoàn)


Thơ... Trả

phiền


Say cũng phiền. Tỉnh cũng phiền!
Chuông khuya chưa gióng. Canh thiền lại say.
Ai về vỗ một bàn tay,
Có chăng tiếng vọng phương này lãng quên.


duyên

Giật mình... tự tại an nhiên,
Đón cơn gió lạ thổi miền phù vân
Biết thân Tu giữa Bụi trần,
Lặng nghe tràng hạt xoay vần...
Nghiệp... Duyên?!


yên

Tưởng rằng trăng đã ngủ yên,
Sao Hôm đã lặn bên triền sao Mai.
Sâm Thương từ độ vàng phai,
Sông sâu thành núi, còn ai gọi đò?


thiền

Hò khoan, khoan hụi, khoan hò...
Thiền sư gác mái ghé bờ uống say
Tâm Không – đối bóng cuộc đời,
Ba nghìn thế giới – đất trời – Có... Không!


Trần Kiêm Đoàn
(cũng riêng về trò Lê Tịnh Vân)


Lời Học Trò Huế:

Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ YÊU kia mới bằng ba chữ . . . . . . . ... TÌNH


... Ha Ha Ha



Monday, February 26, 2007

Les Dimanches de ville d' Houston (tiep theo)

Không hẹn mà đến đó là Vĩnh Hộ từ Fremont California, ghé môt ngày trên đường đi họp tại North Carolina. "Biến Đau Thương Thành Hành Động Cách Mạng" anh em QH 61-64 chúng tôi tại Houston, tiện thể ăn tết Đinh Hợi đi kèm theo việc đón bạn hiền.

Lê Cảnh Thạnh đón bạn ta tại phi trường Hobby về thẳng nhà hàng Phố Xưa, bửa tiệc thiếu vắng một số chị (chắc là các department store trong thành phố đang on sale?). Tuy nhiên sự thiếu sót đó được bù lại với sự xuât hiện đầu tiên và chính thức của một người bạn mới.

Và...nỗi vui mừng lớn nhất của chúng tôi: Gặp lại Nguyễn đình Tòan, trở về an tòan 90% sau một cơn tai biến (mạch máu não) (phải ở trong ngoặc đơn, vì năm nay Toàn có nhiều tai biến khác nhau...)

Ngạc nhiên đầu tiên: Tòan bắt đâu tu thân, chỉ uống nước lạnh khác với ngày mới chớm bệnh vẫn còn hung hăng con bọ xít, dường như chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ? hôm nay hắn ta rất chi là hiền từ đi kèm vơí môt người hết sức tài hoa (như các bạn sẽ thấy về sau).

Ngạc nhiên thứ hai: Toàn ăn nói nhanh hơn và không chậm chạp lắp bắp như trước (có lẽ vì không bia không rượu nên tỉnh táo hơn?).
Ôi đáng khich lệ làm sao!!!

Phố xưa có nhiều trang trí của một tiệm ăn Viêt -nam với môt chiếc xe "vê-lô vừa xô vừa lết" gợi nhớ những ngày xưa theo gót...?. Vĩnh Hộ và bà xã tôi không dấu được sự thích thú của mình phải đem xe ra leo lên ngồi mới hòan tòan thõa mãn!!!

Cựu thiếu tá Liệu đến một mình khác hơn thường lệ với bộ vét-tông (chắc là di sản của những ngày tết vừa qua). Ngô văn Toại vẫn còn nhớ và yêu màu áo hoa dù, rất phong trần (nhưng hình như y chưa một ngày đi lính?). Cựu thẫm phán Tư cũng hào huê và lịch sự ra phết, và y cũng đến một mình, (tên này nghe đồn là bà xã có cô em gái sắc nước hương trời lắm) làm anh em chúng tôi nhìn quanh mãi mà vẫn không thấy người muốn thấy...Ích kỷ thay !!!!. Nguyễn đăng Chinh, khác mọi lần, kín đáo, chỉ tủm tỉm cười không nói kể từ ngày thôi việc trồng bông, trở về nắm chức Trưởng Ấp.

Nguyễn mậu Lôc, Lê Cảnh Thạnh, Phạm Lương Cơ là đàng hòang nhất, đi đâu cũng có vợ đi kèm (trước mua vui sau là giử không cho đi lạc...) !!!! ..Chuyện nổ như bắp rang, dù đôi khi cũng phải khựng lại với cái tủ đứng kê ra rất chi là ngang phè của Nguyễn Mậu Lộc. Bữa ăn đặc sản Húê rồi cũng chấm dứt, Vĩnh Hộ mời chúng tôi đi uống café. Lê cảnh Thạnh hương dẫn đến Canvas.

Canvas, café bistro, góc Beechnut-Wilcrest, mới mở chừng vài tháng, trang trí thanh lich, nhẹ nhàng (có lẽ nhờ vào cái tài trang trí, cái máu văn nghệ của Ông bà chủ Bình và Nga-Dung!!!).

Trong cái ấm cúng của một chiều cuối tuần, với đèn cầy mờ nhạt, với không khí gia đình, trôi nổi trong tiếng hát đầm ấm của bà chủ (Chị Nga-Dung, dù chị khiêm tốn nói rằng chỉ hát để thử máy mà thôi), của Lê cảnh Thạnh, của khách đến chơi và nhất là của các chị phe ta, chị Nguyễn Mậu Lộc (dịu dàng như tiếng hát học trò ngày ấy) , chị Đào (người bạn mới của Toàn, rất chửng chạc, vững chắc như một ca sĩ chuyên nghiệp) với những bản nhac ngày xưa, gợi nhớ những ngày vui thân ái, tất cả đã làm thành những kỷ niệm chập chùng trước sau khó quên.

Xin cám ơn thành phố có ...em
Xin cám ơn những mái tóc mềm
Mai xa lắc trên ....thành phố khác
Còn có những gì để... nhớ, để ...quên..

Phạm Cơ
Tháng Hai 2007
(Xin Click ở đây để xem Slideshow- Cám ơn)





Sunday, February 25, 2007

Xam Huong: tro Choi Tet o Hue

Ngày Tết nhận được bài viết rât chi tiết về cách chơi Xâm Hường. một thú chơi tao nhã đã bi quên lãng ở nước ngoài. Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn
(Xin Click ở đây)

Tái bút: Theo tác giả kể lai, rất hoan hô tinh thần gia đình của tác giả: Lo chiên bánh tét phục vụ gia đinh trong ngày tết. Tác giả làm cho tôi bị vợ la trong mấy ngày tết vì... không được như anh Đòan... Xin cổ vỏ tinh thần "Sống Như Anh....Đòan" (Chỉ đùa chơi thôi, Anh Đòan đừng giận nghe)

Saturday, February 24, 2007

Sinh Hoạt Houston Cuổi Tuầm

Bài tường thuật xin post sau:

1. Hội Phụ Huynh Học Sinh Việt Nam Khu Học Chánh Cy-Fair ( ISD) ăn Tết Đinh Hợi (Xin Click ở đây)

2. Tòan Bộ Hình ảnh mới bổ sung về tết Đinh Hợi của cựu Học Sinh Quốc Học 61-64 tại Saigon (Xin Click ở đây)

3. Tết Đinh Hợi vơi Viêt Travel và Hòang Xuân Lý (Xin Click ở đây)


Friday, February 23, 2007

Tản mạn Houston Mùng 7 tết Đinh Hợi

Houston trãi qua những ngày tết rất đẹp trời, và rất lạnh nửa. Hôm nay nắng ấm đã quay về. Ngầy tết trôi qua một mùa xuân đã đi vào quên lãng, cuối cuộc đời, ngồi đếm những mùa xuân còn lại, ngồi nhìn những mùa xuân đi qua, kể ra cũng u sầu và tuyệt vọng thật.

Hảy quên đi, nhìn các hình của các bạn Đồng khánh (chắc cũng là Đồng Khánh 61-64?) vui tết ở Saigon, do Hồ Đắc Duy gửi qua, rất ư là đòan kết, chúng ta cũng không nên làm giãm đi niềm vui của các bạn ấy. Lại có dịp nhìn lại chị Diệu Khanh Anh Toàn đang ở Saigon, chị Á-Nam của Duy. Nghe đuy kể là có chị Kim Đơn nhưng khong quen nên không nhìn ra được

Thời gian qua nhanh, các anh chị vẫn vậy, vẫn không thay đổi gì, vẫn quẳng gánh lo đi và tận hưởng những ngày vui ... qua mau. (Click Xem Hình của Duy gửi qua) (Duy ơi các hình còn lại của anh em ở đâu hết rồi???)

Houston đang chuẩn bị cho một tháng đại hôi Rodéo của các cowboys và cowgirls bắt đầu vào tuần sau ... Hình sau đây là hình của các đoàn cowboys đầu tiên đang lũ lượt kéo về đại hội. Thường thì họ phải đi trước cả tháng mới từ miền quê đến Houston kịp ngày. Do đó các đòan caravan này phải mang theo các thầy để dạy học cho con nít trong khi di chuyển để chúng khỏi mất bài vở. Đó là lý thuyết khoe khoang, nhưng sự thật được bao nhiêu phần trăm? (Click and Enjoy The Pictures)

Sunday, February 18, 2007

Tết 2007 (Bài đầu tiên)

Tết 2007 vơi Anh Hoàng Xuân Lý
Năm nào cũng vậy, cứ vào mồng một tết là khu vực downtowwn lại rộn ràng vơi tiệc mừng xuân của Anh Hòang Xuân Lý, chủ nhân Việt Travel. Năm nào tôi cùng cờ đơi ngày này để được tự do thõa thích ăn nhưng món quôc cấm như thịt mỡ kho tàu....
Năm nay vì tết nhăm ngày chủ nhật, do đo chủ nhân đã mời tiệc sờm hơn: Sáng thứ sáu ngà 16 tháng hai...Tiệc đươc trang trí với hoa đao từ vươn nhà của chủ nhân... đặc điễm của anh Lý là tuy hết sưc b

Friday, February 16, 2007

Sau ngày Valentine

Why celebrate love on one day when you can do it everyday. It is funny when you would be your best on this special day, to please someone.

To show how you feel, etc. You would take the trouble to buy them flowers, gifts ... especially those special one. Promised them the world ..... but .. a few days later you would just forget what you have said and it is back to normal until the same day again, next year.

Again! Why celebrate love on one day when you can do it everyday .. for the rest of your life.
If you love someone, don't even pause.

Someone said, 'When you love somebody, set them free'.
Merapuman said: 'When you love somebody, marry them or regret it for the rest of your life
Merapuman did not say: 'When you love somebody, marry them AND regret it for the rest of your life

Tận hưởng Laptop & Internet







Cách tận dụng Notesbook để vào Internet



Wednesday, February 14, 2007

Phạm Văn Chắc @ Houston

Cuối năm 2006, Bạn bè Quốc Học 61-64 và Hàm Nghi lại đươc cơ hội gặp gở anh chị Phạm Văn Chắc từ Seatle nơi "ngàn năm mưa bay" đến.

Pham văn Chắc học Hàm Nghi cùng với tôi, Chinh và Nguyễn Văn Sa...Sau đó chúng tôi lại sang Quốc Học... Không như đa số anh em, đời chàng khá long đong... Xếp bút nghiên tham dự khóa 23 Đalat, ra trường đươc chuyển về vùng I chiến thuật, nhưng không đầy 1 năm lại trở thành Tù Binh Chiến Tranh, không quân số và không được Cọng Sản thừa nhận với lý do bị bắt tại Hạ Lào.

Không thuộc diên trao trả Tù Binh năm 1972, Thiếu Úy Phạm Văn Chắc phải "lao động cải tạo"trên đất Bắc" thêm nhiều năm nửa, đến sau 1975 mới được thả ra thì cũng hơn 7 năm có lẻ. Trở về cố hương, đất nước đã ở trong tay Cọng Sản, nhưng bất chấp các luân điêu tuyên truyền rẻ tiền của chính phủ Cọng Sản, các cựu chiến binh Viêt Nam Cọng Hòa vẫn mãi mãi giữ được hình ảnh hào hùng không phai nhạt trong tâm tư của người dân Việt. Do đó Thiếu Úy Pham Văn Chắc dù trong tay không tấc sắt, trong túi không đồng bạc, khố rách, áo ôm vẫn lập gia đình dễ dàng hơn là các anh cán ngố có quyền lực, có súng ống trong tay. Anh Chắc Chị Hạnh nay đã có môt con gái 20 tuổi đang hoc Đại Học

Đến Hoa Kỳ khá muộn sau anh em, Chắc cư ngụ tại Seatle tiểu bang Washington, nơi "ngàn năm mưa bay", nơi bạn bè cũ đếm được trên đầu ngón tay, nơi có Hồ Đăng Định của "Thượng Tứ Ngày Xưa" nơi sau khi làm việc về thì chỉ biết uống rươu và làm "Trưởng Ấp" chờ cho ngày hết rộng tháng hết dài ...mà thôi. Quên không nói là tửu lượng Chắc khá cao, cao hơn anh em đến trước dù nay người đã trên 60 có lẻ!!!!

Do đó khi đến Houston, gặp anh em, vui chơi, trò chuyện, thăm các cô thầy cũ, với Chắc, Houston, là môt nơi gặp gở, một chốn tạm dung, tràn ngập những kỷ niệm cũ, những kỷ niệm mới chập chùng khó quên.


Mời các bạn cùng chúng tôi xem lại các hình ảnh của Phạm Văn Chắc tại Houston....Xin Click ở đây

Phạm Cơ

Saigon bây giờ....

Saigon những ngày cuối năm chuẩn bị đón năm Đinh Hợi trên các blog của người trong nước
Hinh Ảnh Saigon hôm nay

Tuesday, February 13, 2007

Tu Bụi --- Trần Kiêm Đoàn

Anh Trần Kiêm Đoàn, vừa gửi đến "Học trò Huế tha hương" cuốn truyện mới nhất của anh: "Tu Bụi"...Truyện dài, nhưng nhiều trích đoạn đã đươc đăng rải rác trước đây trên các tạp chí thân hữu. Truyện đã đươc nhiều nhà phê bình khen ngợi:

............Tu giữa đời thường, sen trong lửa.
"Tu bụi" là tu giữa bụi trần gian.

......Tuy nhiên, điểm nổi bật hơn cả là cái Tâm của người viết. Đấy là tấm lòng hướng đến điều thiện. Tác giả Trần Kiêm Đoàn đã dùng đến một lối hành văn trôi chảy, uyển chuyển, giàu hình tượng và ví von đầy cảm xúc. Ngay cả trong lý luận thì hình ảnh và cảm tính nghệ thuật cũng đã được vận dụng một cách tài hoa. Lắm lúc, sự lãng mạn tràn trề hay phẫn nộ, bùng vỡ nhưng vẫn giữ được vẻ tròn trịa, quý phái và cổ kính trong ý, trong từ và trong điệu văn. ....
Xin trân trọng giới thiêu cùng các Anh chị và các Bạn của Học trò Huế..tha hương !!!
http://www.vinabook.com/product/product_detail.php?product_id=21297

http://evan.com.vn/News/diem-sach/2007/02/3B9AD691/

http://www.trankiemdoan.net/van/truyendai/tubui/tubui.html

Sunday, February 11, 2007

Trăng Huyết - Nguyễn Ước

Xin giơi thiệu cùng các anh chị trường thiên tiểu thuyết: Trăng Huyết của Nguyễn Ươc một thiên tiểu thuyết có thể so sánh ngang hàng mà không hổ thẹn với "Chiến tranh và Hoà Bình" của Nga.
Một câu chuyện về Việt nam, từ 1925 cho đến 30 tháng 4 năm 1975, môt tổng hơp từ nguyên tác " Saigon" của Anthoney Grey và dịch giả Nguyễn Ước, vì Nguyên Ước đã viết thêm khỏang 1/3 cuốn truyện để bổ sung những gì mà Anthony Grey đã thiếu sót qua cái nhìn và hiểu biêt của một người phương tây.
....
Môt câu chuyên đã đươc dịch giả cho phổ biến trên NET tại Vnthuquan (http:\\vnthuquan.net). Xin click vào Link này,......

Huế Trong Tôi --- Lê Tất Đạt

Huế trong tôi vẫn êm đềm.

Nhà tôi ở đầu xóm hoái, làng Dưỡng Mong, cách con đường cái quan chừng hai trăm mét, bên kia đường là đồn lính bảo vệ. Con đường cái quan này chạy từ Tây thượng về đến làng Chuồn hay một địa điểm xa xăm nào đó mà cho đến khi lớn lên rời khỏi làng tôi chưa kịp tìm hiểu thì phải đành đoạn đi xa. Tôi chỉ biết làng Chuồn là đất tổ của họ Hồ, một giòng họ khoa bảng tiếng tăm đất Thừa thiên, đã sản xuất ra nhiều tay kiệt xuất trong đó có Bác sĩ Hồ Đắc Di, người sáng lập trường Y khoa đầu tiên của Việt Nam ở Hà Nội là một.
---(Click để xem tiêp....

Saturday, February 10, 2007

Quốc Hoc 1961-1964 Saigon ăn tết Đinh Hợi (Nguyễn Văn Sa)

Lời Tòa Soạn: Bạn Duy bảo rằng gửi đến 76 tấm hình , không nhân được. Mong ban gửi lại gấp!!!!

Click xem hình U-70 ăn tết con heo


Nỗi nhớ quê xa ai đâu dễ dứt, mỗi sớm mỗi chiều mây khói giăng giăng. Để phá vỡ cái gọi là thành sầu vây bủa ấy, đâu có sự chọn lựa nào khác hơn : ba mươi sáu chước, chọn một .....Click ở đây để xem tiếp

TUẦN TRĂNG... XẾ (Trần Kiêm Đoàn)

Trăng mật, trăng non, trăng tròn, trăng xế là chu kỳ tâm lý và vật lý của một tuần trăng.
Tuần trăng là vòng quay của con trăng mọc lặn, đầy vơi trong vòng một tháng. Tuần Trăng Xế là hình ảnh mùa thu heo may của vầng trăng đang từ từ lặn sau mùa trăng mật ngọt, xuân xanh.
Click ở đây để đọc tiếp

Friday, February 9, 2007

Les dimanches de ville d' Avray

Cơ thân,
Tựa đề bài viết của bạn Les Dimanches de Ville d’Houston làm mình liên tưởng ngay đến phim Les Dimanches de Ville d’Avray
. Cuốn phim này nửa thập niên đầu sáu mươi đã làm xôn xao khán giả trẻ khắp thế giới. Hình ảnh cô bé Cybel, anh chàng phi công trẻ tuổi mất trí và con gà trống bằng kim loại trên tháp cao một giáo đường bỗng chập chùng trở về.

Cô bé trong vai Cybel là Patricia Gozzi, 12 tuổi, bị bố ruồng bỏ đưa vào một cô nhi viện. Chàng thanh niên tên Pierre (Hardy Kruger) là một cựu phi công Pháp trên chiến trường Việt Nam, anh bị mất trí vì bị ám ảnh tội lỗi đã giết chết một em bé gái Việt Nam khi phi cơ của anh bị rơi đụng phải. Do sự liên tưởng đến nạn nhân thơ ngây vô tội của minh anh tìm cách kết thân với Cybel khi anh tình cờ nhìn ánh mắt cô thảm đạm bị bố mình ruồng rẫy . Từ ngày đó chàng giả vờ biến thành bố cô bé và lãnh cô ra khỏi cô nhi viện mỗi ngày chúa Nhật. Họ hồn nhiên nô đùa trên một thị trấn nhỏ tên Ville d’Avray ở ngoại ô Paris, quấn quýt thân tình. Họ là hai kẻ cô đơn cần có nhau để nương tựa. Cô bé cần tình thương cha con. Chàng cần nét hồn nhiên trong sáng để xoa dịu nhhững dày vò, ăn năn, hối hận chợt đến chợt đi trước cái chết thê thảm của em bé Việt.


Chàng có nhân tình, người nữ y tá chăm sóc chàng, nhưng chàng vẫn quắt quay, hụt hẫn, chới với, hoảng hốt với những cảnh tượng hải hùng của chiến tranh chợt hiện chợt mất, người yêu của chàng chỉ biết kiên nhẫn, âm thầm chịu đựng mà không làm gì được trước tâm thần bất ổn của chàng. Trong lúc đó, một vị Bác sĩ, vì mê say cô y tá đã đặt để sự liên hệ giữa Pierre và Cybel có dính líu đến dục tính để mong gạt bỏ chàng ra khỏi tâm trí người mình đeo đưổi và ông đã làm một báo cáo gưi đến cảnh sát nói lên sự nguy hiểm của chàng.

Giáng Sinh năm đó Pierre không có gì làm quà cho cô bé nên anh đã trèo lên đĩnh ngọn tháp cao gần 100 mét của một giáo đường để gỡ con gà trống bằng kim loại như một món quà đặc biệt bất ngờ vì trước đó cô đã thách thức đùa chàng. Trong một nhà vòm trống trải, giữa một công viên vắng lặng phủ đầy tuyết trắng, Cybel thiếp đi khi ngồi chờ chàng xuất hiện để cùng đón Giáng sinh. Pierre sau khi vất vã mang được con gà trống xuống, trên đường tìm đến công viên thì bị cảnh sát bủa vây. Khi chàng sắp tiến đến nàng thì có tiếng súng nổ, cảnh sát viện lý do bảo vệ Cybel đã bắn chàng ngã gục trước đôi mắt bàng hoàng của nàng. Mình vẫn còn thấy được nỗi kinh hoàng, thảng thốt trong ánh mắt Cybel, trước nổi đớn đau cực cùng nhìn người cha mình, người bạn mình, người thân yêu cuối cùng đời mình nằm bất động trên nền tuyết trắng buốt lạnh, âm thầm, lặng lẽ. Ngồi bên cạnh mình, Nguyễn Văn Thử, lớp C2 đã khóc. Chắc Cơ còn nhớ Thử, nhà Thử chung hàng rào với nhà người đẹp lừng danh đầu thập niên sáu mươi, Đặng Thị Hẹ, người đẹp này thì hẳn nhiên bạn không quên được vì là đông lực thúc đẩy bạn theo học mấy lớp hè do thầy Trực phụ trách, đúng không?".

Nhắc đến Nguyễn Văn Thử, người bạn quá cố này là một con người tài danh trên lãnh vực nghệ thuật, vẽ xuất thần, hát đầm ấm. Tiếng hát mà bác thân sinh Trần Văn Nghĩa gọi là giọng ca Tino Rossi. Còn Trần Văn Nghĩa? Trước ngày Nghĩa mất vài hôm mình có phone về nói chuyện với Nghĩa. Tôi nghiệp lúc con người gần chung cuộc mới thấy ý chí ham sống thật mãnh liệt, lúc nói chuyện với mình Nghĩa yêu cầu mình cầu nguyện cho Nghĩa, Nghĩa vẫn tin sẽ qua được vì mấy hôm nay ăn thấy ngon. Mình chơi thân với Thử và Nghĩa từ đệ Thất. Lúc ra đời mình vẫn giữ giao du thân tình với một số bạn học trong đó có Cơ, Nghĩa, Thử, Trực, Ngự, Hân là những kẻ mình gặp thường xuyên ở Sagon, ngoài ra mình còn giữ liên lạc đến ngày ra đi trong đó có Phùng, Hiền, Cư, Toàn, Hoà. Sau mấy chục năm, với những tăng trầm theo mệnh nước đổi thay, mình mất đi hai trong những người bạn thân nhất. Nhìn lại, mình còn may mắn ngồi đây ngày ngày trao đổi thư tín với phần lớn những người bạn thuở còn học trò nay rãi rác khắp năm châu bốn biển.

Lê Tất Đạt





Học Trò Hàm Nghi


Les dimanches de ville d' Houston

Người Viêt ta, sống xứ người những ngày cuối năm được hưởng một lúc hai cái tết: Tết Tây và Tết Ta. Hơn thế nửa, Tết Tây lại kéo dài cả tháng từ ngày lễ Tạ-Ơn, kéo qua Giáng sinh, và chấm dứt bằng năm mới. Tháng sau đó thì Tết Ta lại bắt đầu, công đồng Viêt trên đất Mỹ mỗi ngày một lớn, đã làm cho người Mỹ chú ý nhiều đến Tết Ta nên ngày Tết Ta mỗi năm mỗi trang trọng hơn.

Mùa Giáng Sinh 2006, bạn bè ở Houston, đón được anh chị Phạm văn Chắc về chơi, Chắc học cùng lớp với tôi và Chinh từ Hàm Nghi qua Quốc Học. Dân Hàm Nghi vốn ít nên bộ ba chúng tôi gặp nhau liên miên suốt những ngày Chắc ghé Houston. Nhưng dù Hàm Nghi hay Nguyễn Tri Phương, ai cũng phải nhớ đến những ngày tháng mài đít quần trên ghế trường Quốc Học, nên các buổi gặp gở thường đầy đủ bá quan văn vỏ khắp Houston .

Trong các buổi thù tạc, dĩ nhiên chúng tôi vẫn thường nhắc đến các kỷ niệm cũ, và nhớ đến các bạn hiện đang ở quê nhà.

Trước đây cũng gần 10 năm, đám Quốc Học 1961-1964 vẫn có cái lệ dễ thương: hàng năm đóng góp gởi về Huế và Saigon những khi Tết đến gọi là góp chút tình để có mặt cùng anh em hai nơi đây ăn tết quê nhà.

Tuy nhiên 3-4 năm gần đây tục lệ này bị quên đi vì ....vì sao? thì cũng khó nói, và chắc cũng không nên nhắc lại.

Gần đây con dế mèn Hồ Đắc Duy nhân chuyến Mỹ du, thù tiếp y, cũng làm chúng tôi nhớ nhiều đến các bạn cũ. Sau đó Phạm văn Chắc đến Houston vào những ngày cuối năm lại hâm nóng lại thêm tình bằng hữu. Rồi Nguyễn đăng Chinh lại phải đi Viêt Nam? (lý do gì thì chắc chỉ có trời mới biết) .....thực là thuận tiện, nên chúng tôi quyết định bắt đẩu trở lại truyền thống đó, khởi đầu là Houston, hy vọng sang năm sẽ mở rộng đến các miền khác của nước Mỹ, Canada và các nơi khác

Chinh đã mang quà của chúng tôi đến Huế và Saigon. Chúng tôi ở đây bâng khuâng chờ đợi!!!

Dù các bạn ta ở Huế đa số đều xa lạ với kỷ nghệ digital, Huế bằng email đã cho chúng tôi một số hình ảnh mới nhất, và hôm nay trên blog này các bạn sẽ thấy lại những bạn bè gần xa ngày đó.

Tôi thật sự "shock" khi nhìn thấy những vết hằn năm tháng (Ngô Viết Trọng bạn tôi gọi là Vết Hằn Mùa Xuân?) trên các anh em, nhưng càng giật mình hơn nữa, khi nhìn vào gương soi, a ..a.. a... a ... à há mình cũng không hơn gì các bạn ta cả.

Thời gian mang đến bao đổi thay, Đổi thay bên ngoài, bản thân ta chắc chắn không nhận thấy được vì cái tiến độ từ từ của nó, mỗi ngày một ít, làm ta quen dần đi. Thói quen mỗi ngày soi gương rửa mặt đã không làm mình thấy được các đổi thay đó. Nhưng hôm nay, nhờ nhìn hình ảnh của bạn ta, rồi quay vào gương nhìn lại ta thì đúng là: "Nhìn lại mình đời đã xanh rêu"

Đổi thay bên trong, cùng vậy thôi, tuy không soi gương mà thấy được, nhưng hạnh phúc thay nếu ai đó ... nói cho ta biết và ... ta chịu lắng nghe? .....Nhưng ....nhưng mấy ai nói cho ta những điều xấu xa của ta, và mấy khi ta tự chấp nhận để nhìn thấy các điều đó..."Human beeing" mà.

Với người Mỹ sau 50 đời coi như xuống dốc (downhill), các bạn 61-64 của ta, năm nay đa số đều xung quanh con số 60 cả, chưa tính nhiều kẻ đã theo nhau bỏ cuộc chơi, suốt đời không ra được exit của freeway 59 nếu cư ngụ tại Houston...(nghĩa là chưa được dùng chữ "hưởng thọ", mà chỉ là "hưởng dương" thôi đấy nhá....). vì vậy theo tiêu chuẩn này chúng ta đã hơn 10 năm xuông hố, mà nếu vẫn không có dịp nhìn thấy bên trong và bên ngòai của ta quả là điều đáng tiếc. Xin cám ơn các bạn ở Viêt Nam!!!!

Nhắc đến chủ nhật mới nhớ, Chủ nhật trước, phải nói là quá bân rộn với đám cưới của con gái một người bạn vong niên. Tham dự đám cưới, chụp hình đám cưới, đưa lên mạng, làm slideshow, để rồi nhìn lại mỗi tấm hình lật qua trong slideshow, chứng kiến những trẻ trung, những vui nhộn, những châm chạp, những già nua...

và ...

thấy cuộc đời mình như những trang ảnh đời đã từ từ lật qua, và.... đang trôi dần vào... quên lãng.....(lại thở dài!!!)

THÔI ĐI...., VUI LÊN ĐI... CHIỀU HÔM TỚI RỒI.....

Pham Cơ, Một ngày chủ nhật tại Houston

Phụ lục:

1. Hình Ảnh Quốc Học 61-64 vui tết tại Huế. (link)

2. Hình ảnh đám cưới đầu xuân để thấy những trang đời đã trôi qua

a. Hình chụp bởi Phạm Cơ (Có cố gắng, mà vẫn xấu)(link)

b. Hình chụp bởi anh chị Hoàng Huy Mạnh - Lệ Liễu (Không cần cố gắng, vẫn rất đẹp!!!),

(Tập 1) ------- (Tập2) ----------(Tập3) (link) (Mời các bạn ghé xem để thấy tài năng của những người rất bình thường của Houston chúng tôi