(E) Mail thường lại, người không thấy lại... Hoa dương tàn, đã trãi rêu xanh... .Rêu xanh mấy lớp chung quanh... .Sân đi một bước trăm tình ngẩn ngơ...

Tuesday, January 22, 2008

Tổng thống Ðài Loan thăm Trường Sa - Nguyễn Ðạt Thịnh

Phủ Tổng thống Ðài Loan không xác nhận tin tức về “chuyến đi thăm Trường Sa” của Tổng thống Trần Thủy Biển để chúc Tết Nguyên Đán quân Trung Hoa quốc gia đóng trên đảo Việt Nam, và để khẳng định chủ quyền của Đài Loan.
AFP còn nói ông Trần dự định sẽ dùng vận tải cơ C-130 bốn máy bán phản lực bay ra đảo Ba Bình, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, nằm cách Cao Hùng của Đài Loan 1600 cây số.

AFP cũng nói họ được Văn phòng Phủ Tổng thống cho hay: "Tổng thống có thể làm như thế trong năm nay để nâng cao tinh thần quân nhân, nhưng chúng tôi chưa được bộ quốc phòng thông báo".
Sách Tầu đọc từ đằng sau ra đằng trước, nhưng đây là lần đầu tiên tôi biết hệ thống quốc gia của họ cũng ngược ngạo từ dưới đi lên: phủ tổng thống chờ bộ quốc phòng cho biết về lịch trình du hành của tổng thống.

Nhưng việc Trần Thủy Biền đi thăm tiền đồn bằng máy bay là điều khả tín, vì giữa năm 2006, Đài Loan đã bắt đầu xây một phi đạo dài 1150 thước trên đảo Ba Bình.

Trung Cộng, Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei đều đòi chủ quyền ở các đảo khác nhau trong quần đảo Trường Sa mà tên quốc tế gọi chung là Spratlys.
Đặc biệt, quan hệ giữa Việt Cộng và Trung Cộng trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây, sau khi thanh niên Việt Nam tổ chức biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn để phản đối hành động của quốc vụ viện Trung Cộng, thành lập thành phố Tam Sa để quản lý hành chính các quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa.
Theo nhà nghiên cứu Ngô Thế Vinh thì quần đảo Trường Sa cho tới nay không có thường dân cư trú, mà chỉ có những đơn vị quân đội của 5 quốc gia đang chiếm đóng, gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Đài Loan và Trung Cộng.

Trong số hàng trăm đơn vị, đảo, đá, cồn và bãi với tổng số diện tích không quá mười cây số vuông (10km2) với nhiều đơn vị không có tên.
Tính đến nay: Việt Nam chiếm giữ cả thảy 13 cao địa, 22 đơn vị có tên và một số không tên. Đảo Trường Sa (Spratly) là nơi có bộ chỉ huy Việt Nam trú đóng.
Phi Luật Tân hiện chiếm cả thảy 10 cao địa, 18 đơn vị có tên và một số không tên. Không kể đá Vành Khăn (Mischief Reef) trên thực tế đã bị Trung Cộng chiếm.
Trung Cộng hiện chiếm 2 cao địa và 9 đá chìm và bãi ngầm có tên. Đá Chữ Thập (Fierry Cross Reef, chiếm của Việt Nam năm 1988) là nơi đặt bộ chỉ huy quần đảo Trường Sa của Trung Cộng.

Mã Lai hiện chiếm giữ 2 cao địa và 4 đơn vị có tên.
Đài Loan chiếm 1 cao địa: đảo Ba Bình (Itu Aba) cũng là đảo lớn nhất tại Trường Sa.

Ðài Loan không xác nhận chuyến đi thăm hải đảo Việt Nam của tổng thống Trần Thủy Biền vì sợ chiếc C 130 chậm chạp, nặng nề, chở ông, có thể trở thành mục tiêu tấn công của loại khu trục phản lực Trung Cộng. Ông lại không thể đến Trường Sa bằng loại máy bay nhỏ hơn, bay nhanh hơn, vì phi đạo quá ngắn.
Từ lâu nay chủ thuyết của ông, tách Ðài Loan ra khỏi Trung Hoa để tự lập thành một quốc gia riêng biệt vốn đã làm Trung Cộng “nực” lắm rồi. Có dịp trừng phạt ông, giết ông đi để bóp chết tư tưởng Ðài Loan lập quốc, chúng sẽ không ngần ngại, không chùn tay.
Nhưng chúng hoàn toàn không có lợi lộc gì mà đi “thịt” bộ tam xên Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, và Nguyễn Tấn Dũng, vốn là ba tay đàn em cho đến giờ này vẫn đắc lực và trung thành với thiên triều Bắc Kinh.

Tôi muốn hỏi nhỏ tam xên, “sao không khai thác ưu thế ‘anh em” mà đi thăm Trường Sa?”
Thử hình dung chúng xuống một chiếc tầu, dắt theo 3 vị phu nhân, mời thật nhiều phóng viên quốc tế tháp tùng, chở theo hàng trăm nồi thịt kho tầu, hàng trăm hũ dưa hành và hàng trăm bánh chưng xanh ra cho người lính Việt Cộng trấn giữ hải đảo ăn tết; chúng nên mời cả đại diện sinh viên cùng đi!
Chỉ 24 tiếng đồng hồ sau chuyến đi, báo chí sẽ đăng hình 3 mợ lãnh đạo đi tung tăng trên đảo, như mợ Nguyễn Minh Triết đã từng đi tung tăng trong shopping mall Hoa Kỳ, và truyền hình sẽ quay cảnh “lồng chí Lông Ðức Mạnh” ngồi ăn bánh chưng với binh sĩ.
Phim và hình đó sẽ hoá giải mọi cuộc biểu tình trong nước chống triều cống, và làm người Việt hải ngoại phục lé mắt.

Tam Xên đừng hiểu đây là một lời thách thức, vì ông lão tốt bụng này thật sự muốn chỉ lối thoát cho Tam Xên đấy thôi. Chỉ bảo thêm tí nữa cho đủ: ngầm xin phép Bắc Kinh trước rồi hẵng đi, kẻo chết vì tầu Việt Nam vào lãnh hải Việt Nam mà lại bị khu trục cơ Trung Cộng bom thì chương mục ngoại quốc cất dấu cái xa vinh dài 9 số tính bằng mỹ kim để lại cho ai.

Nguyễn Ðạt Thịnh

No comments: