(E) Mail thường lại, người không thấy lại... Hoa dương tàn, đã trãi rêu xanh... .Rêu xanh mấy lớp chung quanh... .Sân đi một bước trăm tình ngẩn ngơ...

Thursday, May 24, 2007

Có phải em mang trên áo bay -Hoàng Huy Mạnh


Co phai em mang tren ao bay
Hai phan gio thoi, mot phan ma^y
Hay la em go’i ma^y trong ao
Roi tho*? cho la`n ao trang bay?



Toi khong biet co phai thi si Nguyen Sa viet nhung cau tho nay de ta canh cac thieu nu trong ta ao dai vao mot buoi chieu tan hoc hay khong, nhung toi nho mai hai cau ‘co phai em mang tren ao bay / hai phan gio thoi mot phan may ‘ moi lan nhin thay cac ta ao tung bay trong gio. Ngoai bai Tuong Tu, thi si Nguyen Sa con mot bai nua ma hoc sinh chung toi thoi do ai cung thuoc nam long,



Nang Saigon anh di ma chot mat
Boi vi em mac ao lua Ha dong
Anh van yeu mau ao ay vo cung
Tho cua anh van nguyen mau lua trang




Bai nay toi chac la thi si cung ta canh ong dang nhin theo mot thieu nu trong ta ao dai nhung lai vao mot buoi trua nang gat. Nhin da’ng em di, nhin ao em mac ma long thi si mat ruoi thi du biet ta ao dai cua cac co gai Viet no co mot hap luc, mot suc quyen ru biet chung nao! Ben canh Nguyen Sa, thi si Nguyen Tat Nhien cung da lam chung toi ngay ngat khi o^ng viet lai canh? o^ng di theo hay tuong tuong o^ng dang di theo tan’ tinh? nguoi yeu cua ong duoi con mua qua bai tho Ma Soeur



Dua em ve duoi mua
Noi nang chi cung thua
Phat pho* do*`i suong gio
Ho^`n minh gan nhau chua?


………………………….

Dua em ve duoi mua
Ao dai sa^`u hai vat
Khi cha^’m bu`n lu*a thu*a..




Ngoai Nguyen Sa va Nguyen Tat Nhien con biet bao nhieu thi si nua da tuc canh sinh tinh khi nhin cac thieu nu tha thuot trong ta ao dai, da de lai cho the he chung toi thoi do nhung van tho trac tuyet. Chi tiec toi khong biet lam tho, neu biet thi chac toi cung da noi tieng trong lang van nghe tu lau.


Qua My, cac van tho loai nay khong con thay xuat hien nhieu nua. Nguoi Viet thi thua thot, cac thieu nu Viet thi khong con dip de mac ao dai nhu xua. Chang le lam tho ca tung cac bo vay’ da^`m, cai ao Jacket thi coi ky qua, dau co’ co^’ gang thi toi nghi cac nha` tho* cung se khong co du? rung dong de^? de^.t nen nhung giai dieu nhe nhang thi vi. Thi si Han Mac Tu neu song o day cung voi toi chac cung khong the nao co duoc van tho:



Mo* khach duong xa, khach duong xa
Ao em trang qua, nhin khong ra
O day suong khoi mo nhan anh
Ai biet tinh ai co da^.m da`?


Chiec ao dai o My da gan nhu bi di vao quen lang, thinh thoang chi con thay cac em sinh vien mac trong cac buoi trinh dien thoi trang vao dip tet.Trinh dien xong, cac em lai mac ngay vao nguoi chiec quan Jean thuong le. Neu la thi si toi cung dau co kip de lam tho. Thinh thoang khi ranh roi toi cung tim sach bao trong nuoc hoac len net tim tho de doc, de xem cac thieu nu, cac nu sinh bay gio co con trong ta ao dai co con duoc cac nha tho hien dai ca tung nhu thoi chung toi may muoi nam ve truoc hay khong? Cho den nay toi van chua tim doc duoc bai tho nao ung y ve ta ao trang. Di nhien la tho*`i dai. moi, con nguoi moi, van chuong cung phai moi nhung sao toi van mai luu luyen nhung hinh bong cu, nhung van tho co^? die^n? xa xua.

Ban than men,

Sang nay ranh roi, chung toi thue taxi cho di mot vong xem pho xa. Nhin tam bieu ngu treo tren duong toi moi biet hom nay la ngay Quoc Te Phu Nu, ngay ma phu nu duoc de cao, duoc xung tung. Nha nuoc thi nhac nho dan chung khong quen cong duc cua Hai Ba Trung qua tam bich chuong toi vua doc duoc.Con` nguoi dan binh thuong thi toi nghi cac ong chong di nhien se ca tung vo hien, cac chang trai co le se mua hoa tang nguoi yeu.( toi thay rat nhieu cac em be cam hoa di ban dao) Con toi thi lai mien man nghi ve nhung bai tho ca tung tuoi hoc tro may muoi nam truoc,( co vo ngoi ben canh nen toi khong dam suy nghi la(ng nha(ng). Taxi cho chung toi moi vua di ngang ngoi truong Nu Trung Hoc noi tieng ngay xua, da di qua nhung ngoi truong moi ngay nay. Truoc cong truong hay tren duong pho, toi van thay thieu vang nhung ta ao, nhung dung nhan da tao nen nhung van tho ma toi yeu thich. Nhin ngam chung quanh toi chi thay da so^’ cac co^ khi lai xe thi dau doi mu, khuon mat duoc che lap boi mot mieng vai bit ngang truoc mat. Toi hoi tham nguoi tai xe^’ va duoc cho biet mieng vai che mat do goi la khau trang. Co’ co^ co`n mang them mot bao tay dai va mang bi’ ta^’t bit. kin’ ban chan. Thinh thoang chung toi moi thay co’ co^ con` de^? da^`u tra^`n, ma(.t tra^`n, tay tra^`n tren pho. Do la luc moi thay duoc toc gio thoi bay, moi thay duoc dai tay em may thuo mat xanh xao hoac toc em tung soi nho rot xuong doi lam song len denh. Hanh phuc vo cung.


Toi moi tro ve nen khong biet khau trang da du nhap vao Viet nam tu da^u? cac co da bat dau deo khau trang che kin khuon mat chi chua doi mat tu luc nao va voi muc dich gi? De tranh bui vi khong khi o nhiem hay de anh na(‘ng khong lam den lan da? Hay la de tranh cho cac chang khoi deo duoi tan’ tinh? loi thoi? Du voi muc dich gi chang nua, toi nghi day la su thiet thoi cho rat nhieu nguoi. Thi si se thieu vang nguon cam hung de sang tac tho ca tung net dep cua nguoi con gai. Nhu bai tho cua Huy Can. Em dep ban tay, ngon thon thon. Em duyen doi ma, na(‘ng hoe tron, Em lua gio biec vao trong toc. tho^?i lai phong` anh ca nui non. Du khach ngoai quoc se mat co hoi duoc chiem nguong net dep diu dang duyen dang cua nguoi phu nu Vietnam. Ho se thac mac, ua, day khong phai la mot xu Hoi Giao ma sao co nhiey nguoi bit mat vay ca? Neu ho cung so na(‘ng, so bui ba^.m va cu`ng ru nhau di mua mot khau trang thi khong biet bo mat thanh pho Saigon hoa le^. se ra sao?. Rieng toi, thu*a ban.,trai tim toi von hay da^.p lung tung lai mat di co hoi them mot lan rung dong.

Ngay xua tren cac to*` nha^.t bao, trong trang tim ban bon phuong hay co cau ’ thieu nu diu hien, tren hai muoi tuoi. Yeu mau tim, thich mau trang, sac dep thi tuy nguoi doi dien’ . Ngay nay voi tam khau trang, sac dep ai cung nhu nhau. Chi khac nhau o chat lieu va hinh dang cua tam khau trang, co loai may bang vai cotton, co loai may bang vai polyester, co loai vai? tro*n, co loai vai hoa. Co loai chi che mui~ va mieng, co loai che luon xuong ta^.n co^?. Toi chac la tuy theo gia ca va so thich cua moi nguoi. Hom nay nhan ngay Phu Nu, ngoai viec nho on cong duc Hai Ba, nho on cong duc cua nhung nguoi me Vietnam tao tan, than co lan loi. Toi tham cau mong nhung tam khau trang mot ngay nao do se khong con tren que huong, de toi duoc nhin thay ro khuon mat cua cac be tho, thay ro nu cuoi cua cac em hoc sinh sau gio tan hoc, thay ro phan son ma cac co da diem trang cho doi them tuoi dep.

Ban than men,

Thieu di tam khau trang thi nuoc da cua ban co le se~ ho*i na^u them mot chut nhung biet dau vi vay ma lai cang them quyen ru~, the^m ma(.n ma` duyen dang. Toi khong biet lam tho nhung lai hay lay tho nguoi khac, xu dung lung tung, dem ta(.ng bua bai. Hom nay, cung lai nhan ngay Phu Nu, tren duong tu Hoa Hung ra pho Saigon, bo^n? cu~ soan lai xin tang ban may cau tho cung cua thi si Nguyen Sa.

Saigon di rat cham buoi chieu
Canh tay ta ao sat vong eo
Co nghe doi mat vong quanh ao’
Nam ngon tho* buon du*’ng ngo theo.


…………………………………………

Saigon mai goi nhau bang cu*ng
Vanh moi nghieng canh’ xuong pha^n va^n
Lu*ng troi khong co ba^`y chim en’
Thanh pho di ve^` cung da xuan.


Toi noi nang khong biet giu loi, hay bi vo la vi toi phat ngon bua bai. Tam khau trang doi voi ban la mot quen thuoc, than thuong nhung voi toi no da phu kin ca mot dung nhan ma toi uoc ao duoc chiem nguong. Ban than men, nhung loi tam su cua toi neu lam ban buon long, toi hua se dai ban mot ly nuoc o quan sinh to truoc cong truong de thay loi ta lo^i~.

Uong nuoc dua hay nuoc mat que huong?

Hoang Huy Manh
More Pictures, Bigger Pictures Click at this Link

Monday, May 14, 2007

Hòa Hưng Chào Buổi Sáng - Hòang Huy Mạnh (#2)


Chúng tôi thức dậy lúc năm giờ sáng, leo lên sân thượng để đón bình minh. Những ngày đầu trong cuộc hành trình chúgng tôi ở trọ nhà một người thân trong khu Hoà Hưng thay vì ở khách sạn, chúng tôi chọn nơi đây vì Hòa Hưng là nơi tôi đã song những năm tháng dài trươc ngày rời khỏi nước. Ba tôi là Hiệu trưởng một trường Trung Tiểu Học duy nhất của vùng này, và nhà chung tôi ở ngay trong khuôn viên của ngôi trường, thành thử đa số cư dân lâu đời ở đây đề biết ba tôi, hoặc là học trò cũ của ba tôi. Hồi đó trong xóm đều gọi chúng tôi là con Ông Giáo hay là con thầy Bích.
Ngày đầu trở về đươc sống trong không gian của một khu phố thân thuộc là một niềm hạnh phúc. Chúng tôi có cơ hội được nhìn thấy tận mắt sinh họat bình thường của người dân.

Mặt trời chưa lên nhưng bên dưới đã ồn ào tiếng động, có người chuẩn bị chất đồ lên một chiếc xe ba gác, có người gồng gánh đã lên sẵn trên vai, người thì ra sân trước tập thể dục, và đằng xa cuối con hẽm, nhưng chiếc ghé nhựa thấp màu đỏ đã được bày ra để sẫn sành bất đầu cho một ly cà phê buổi sáng.

Văng vẳng đâu đó, vọng lại một tiếng rao hàng rất thân quen, dù tôi không hiểu được họ bán món gị, vì cách thức rao, giọng rao và ngôn ngữ hình như có khác hơn xưa…
Mặt trời đã ửng hồng, nhưng đã bị các căn nhà cao chung quanh che lấp.

Không xa lắm, những mái nhà lợp tôn quen thuộc chen lẫn vơi những bức tường gạch xanh, hồng dưới anh sáng của buổi sớm mai đã tạo nên một hình ảnh rất lạ lùng, một đối chọi về cao thấp, môt đối chọi về màu sắc mà chỉ có thể thấy được từ trên cao trong một căn hẽm nhỏ nơi chúng tôi đang đứng.

Không biết từ lúc nào, tôi đã yêu thich những con hẽm, mặc dầu ngày xưa tại nơi đây, tôi đã từng bị đón đường giựt bút máy khi đi học về, bị du đãng chận đường hỏi thăm sức khỏe vì cái tội để tóc dài. Ngòai phố là những kẻ xa lạ, nhưng vùa bước vào hẽm là những ai đó thân quen, rộn rã tiêng chào và lời hỏi han thân mật.

Cuối hẽm lớn rẻ vào một hẽm nhỏ, cuối hẽm nhỏ tưởng đã cùng đường, nhưng lại có lối rẻ vào một con hẽm khác nhỏ hơn trông rất là bí hiễm, và rất dễ … lạc lối về…

Từ lúc nào không biết, một cô bé hàng xóm đang cầm chổi quét trước sân, quét xong sân nhà cô, cô lại chịu khó quẻt luôn sân nhà bên cạnh, À a, ở Mỹ không có cái vụ này, nhà ai nấy lo, làm dùm đôi khi còn bị kiện cáo lôi thôi nửa là đằng khác…Tiếng rao hàng đã rộn rã hơn, các em nhỏ đã chuẩn bị để bố mẹ chở đi đến trường, sạp bán bún bò đã có người ghé vào ăn trước khi đi làm… Cả một không gian, cả một đời sống của thành phố Saigon, hình như được thu nhỏ ở đây, có lẽ tôi yêu mến những con hẽm là vì thế.

Tôi yêu những con hẽm, tôi yêu sự cần cù khó nhọc của người dân Việt, tôi yêu sự hiền hòa chất phác của anh bạn lái xe ôm, của em bé bán vé số, của bà cụ bán thuốc lá đầu ngõ (ngày xưa tôi hay mua nợ thuốc lá nên tôi rất có cảm tình vơi những ai bán thuốc lá). Như một đứa bé lần đầu tiên được bố mẹ dẫn đi du ngoạn, mọi hình ảnh trước mắt đồi với chúng tôi đều mới, đều lạ... Những hình ảnh này nếu trước kia tôi có may mắn đươc thấy thì chắc chắn ngày nay cũng đã bị xòa nhòa trong ký ức của tôi sau hơn ba mươi năm xa cách…

Hôm nay trở về, ký ức khởi động, và với tâm thức của một người yêu thich nhiếp ảnh. tôi tò mò quan sát và ghi lại qua ông kính của tôi…

Có người hồi hương để tìm lại hương vị cuộc chơi, thức ăn ngày cũ trong các hộp đêm hay các vũ trường..
Có người hồi hương để tìm ý trung nhân, họ sẽ theo dõi sát các bóng hồng…
Có người hồi hương chỉ để thăm gia đình, họ sẽ quanh quẩn trong căn nhà cũ bên cạnh những người thân…
Có người hồi hương để hy vọng chụp được những tấm ảnh để đời, họ sẽ tìm đến các danh lam thắng cảnh…

Riêng chúng tôi, chúng tôi trở về, không với một mục đích gì cao siêu, mà chỉ để sống và hít thở không khí quê hương, dù chỉ vài tuần ngắn ngủi…được ăn xòai tượng xanh chấm nước mắm đường, được ăn những trái cốc đã gọt võ tách ra từng múi, cắm vào một cây nhỏ có muối ớt đỏ hồng…

Trong vài tuần ngắn ngủi đó, những hình ảnh chung quanh đã đánh động vào tiêm thức, vì vậy tôi nảy ra ý định viết về những ý nghĩ riêng tư rời rạc của mình để chia xẽ với vợ tôi, với các em tôi, với các bằng hữu….

Nhưng gì tôi đã kễ, có thể là những chuyện xưa như trái đất mà bạn đã không thèm để ý đến….Những ánh tôi đã chụp là những hình ảnh rất tầm thường, nếu gửi đi dự thi, thì cầm phần chắc là được ném vào trong sọt rác, nhưng đối với chúng tôi, nó đã chuyên chở cả tấm lòng của tôi lúc bấy giờ...

Nhiều khi những gì tôi đã viết sẽ làm cho bạn cãm động, và muốn hồi hương thêm một chuyến nữa…

Nhưng nhiều khi cũng có thể làm cho bạn bực mình….biết rồi, khổ lắm nói mãi…Cái tên Hòang Huy Mạnh này thật dở hơi, biết là nóng, biết là ồn ào sao còn về làm gì? Đã chẳng lo hưởng thụ thì chớ, lại còn viết và chụp những chuyện lăng nhăng vớ vẫn… Cái building cao lớn đẹp thế kia mà không chịu chụp lại đi chụp nhừng mái tôn rĩ sét?…

Thua bạn, nếu bạn trách tôi thì tôi dành chịu, chứ không biết giải thich làm sao?
Tôi mới đến chưa ở trên quê hương trọn một ngày, mong bạn kiên nhẫn cùng tôi đi cho hết cuộc hàmh trình.

Chủ nhà đã thức giấc, anh ngạc nhiên tai sao chúng tôi lại có thể dậy sớm, mà không chịu ngủ thêm sau một chuyến bay dài nhọc mết…An him lặng theo dõi chúng tôi chụp hình, rôi rũ chúng tôi ra quán cà phê Sông Mê gần nhà để thưởng thúc ly cà phê đầu tiên trong một buổi sáng đầu tiên trên quê hươn.

Quán rất dẽ thương, tên quán cũng dễ thương mặc dù tôi không hiểu lắm ý nghĩ của Sông Mê, mê muội như một gìòng sông chăng? Hay như tôi?, một người già nhưng chưa bào giờ tỉnh táo? Người hầu bàn đã đem đến cho chúng tôi một tấm thức đơn

Uống nước dừa hay nước mắt quê hương?

Hòang Huy Mạnh

Hình Lớn Hơn, Hình Nhiều Hơn Xin Click ngay link này

Sunday, May 13, 2007

35 Năm Một Chuyện Tình - Nguyễn Duy An


Nguyễn Duy An là người Á châu đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Senior Vice President của National Geographic. Năm 2006, ông là tác giả được trao tặng giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ. Nhân dịp kỷ niệm 30 tháng Tư năm nay, ông góp thêm một loạt bài viết đặc biệt. Và sau đây là bài thứ ba, một chuyện tình có thật và có hậu, để tưởng nhớ cuộc chiến tranh Việt Nam.

*

Tôi uể oải trở về văn phòng lúc gần 1 giờ chiều, sau một cuộc họp kéo dài lâu hơn dự tính. Vừa đặt máy "laptop" lên bàn, chị thư ký đã theo vào:

- Duy ăn trưa chưa? Sao hôm nay họp lâu vậy?

- Chưa, mấy người kia rủ đi ăn nhưng mệt quá! Vả lại sáng nay bà xã đã chuẩn bị...

Tôi chưa nói hết câu, Christine đã chặn ngang:

- "Lão James" ghé qua lúc 11 giờ rưỡi, ngồi chờ cả tiếng đồng hồ để mời "xếp" đi ăn trưa, nhưng "lão già" ấy cút rồi. Duy ăn đi rồi tôi kể cho nghe chuyện lạ.

Tôi rất ngạc nhiên khi nghe Christine gọi James là "lão già" vì từ mấy năm nay chị ấy vẫn "o bế" James rất kỹ mỗi khi ông ấy có việc về văn phòng trung ương của National Geographic ở Hoa Thịnh Đốn. Đã có tiếng đồn trong sở là Christine "mê" James, nhưng ông ấy vẫn lững lờ theo kiểu "tình vờ".

Với tôi, Christine và James đều là những nhân viên rất tốt và lớn hơn tôi cả chục tuổi. Christine là thư ký riêng của tôi từ hơn 9 năm nay, và lúc nào cũng xem tôi như "một đứa em trai dại khờ" bất kể là trong sở hay ngoài đường. James là trưởng phòng kỹ thuật của National Geographic ở Evanston, Illinois nhưng lúc nào cũng "thưa gởi" phân minh trong công việc, và thân tình như anh em bạn bè ngoài giờ làm việc.

*

Ngày mới về làm giám đốc phụ trách khoa học và kỹ thuật cho National Geographic, khi tìm thuê thư ký, tôi đặt điều kiện với văn phòng phụ trách nhân viên (Human Resources) rằng tôi cần một người có bằng về văn chương và "quen biết" công việc của National Geographic để giúp tôi soạn thảo và sửa chữa văn bản vì tôi là người ngoại quốc. Lúc bấy giờ Christine đang làm bên thư viện của tòa báo, đã từng giúp biên soạn những bài viết về Thuyền Nhân Việt Nam vào đầu thập niên 1980, gọi điện thoại xin gặp tôi chứ không nộp đơn theo đúng thủ tục.

Mấy ngày sau, đúng hẹn, vừa vào văn phòng, chị đã mở lời ngay: "Có lẽ Duy đã tìm hiểu về tôi qua văn phòng nhân viên trước rồi, phải không? Tôi đi thẳng vào vấn đề nhé: Tôi đã làm ở đây hơn 20 năm rồi, chồng tôi mới mất, hai con đã lớn, tôi có thể về hưu sớm nhưng thấy Duy xuất thân là một thuyền nhân tỵ nạn, và tôi tin chắc chắn mình dư khả năng và điều kiện làm thư ký riêng cho Duy nên tôi muốn giúp Duy thành công ở đây. Được không?" Lẽ ra tôi là người phỏng vấn Christine, nhưng ngược lại, chị ấy đã "phỏng vấn" tôi hơn một tiếng đồng hồ rồi kết luận: "Tôi sẽ nộp đơn đúng theo thủ tục, hy vọng Duy không từ chối chứ?" Và mấy tuần sau, Christine đã xin chuyển về làm thư ký riêng cho tôi.

Mấy tháng sau, tôi sắp xếp đi thăm một số văn phòng của National Geographic ở nhiều tiểu bang khác nhau tại Hoa Kỳ. Lúc đến phi trường Chicago, ở quầy nhận hành lý, tôi đã sững sờ khi trông thấy một người Mỹ tuổi trung niên tươi cười, hớn hở, một tay vẫy chào, một tay cầm tấm bảng lớn viết tên tôi rất chuẩn: Chữ Nguyễn có dấu mũ và dấu ngã đàng hoàng!

Chiều hôm đó, trước khi rời văn phòng, James mở lời:

- Tôi sẽ đưa "xếp" tới khách sạn, sau đó về nhà dùng cơm tối với cha mẹ tôi vì ông bà cụ rất mong muốn được gặp "ông xếp Việt Nam" của tôi... Chúng ta có thể làm bạn ngoài giờ làm việc được không "xếp"?

- Ông cứ gọi tôi là Duy được rồi. Chúng ta là bạn bè mà.

- Phải, chúng ta là bạn sau khi ra khỏi văn phòng! Còn tại đây, ông vẫn là "xếp lớn" đến từ trung ương. Xin mời "xếp", ta đi.

- Ai chỉ cho ông viết họ của tôi có dấu vậy?

James vẫn nằng nặc:

- Bí mật mà "xếp"! Lúc về nhà gặp ông bà thân sinh, "xếp" sẽ biết!

- Hay chúng mình ăn tối ở khách sạn trước...

- Không được đâu "xếp" ơi. Ông bà cụ đã chuẩn bị hết rồi, "xếp" không ăn thì họ không để tôi yên đâu!

Tôi không còn cách nào từ chối nên đành theo James về nhà ăn tối với cha mẹ ông ta. Suốt bữa ăn, ông bà đã hỏi tôi rất nhiều về Việt Nam, về trại tỵ nạn, về sự thành công của người Việt trên đất Mỹ... Sau cùng, ông bà và James dẫn tôi lên lầu. James nghẹn ngào:

- Đây là căn phòng của người em song sinh của tôi. Nó đã hy sinh bên Việt Nam vào mùa thu năm 1972. Cha mẹ tôi vẫn giữ nguyên như ngày nào.

Tôi sững sờ khi nhìn thấy tấm hình của "James" vào lúc chừng 20 tuổi trong bộ quân phục Thuỷ Quân Lục Chiến đứng bên cạnh một cô gái người Việt mặc áo dài, tay cầm nón lá, chụp bên hàng dừa cạnh một con kênh nhỏ, có lẽ ở Miền Tây Việt Nam. Tấm hình được đóng khung lớn, trịnh trọng đặt trên một chiếc bàn nhỏ như kiểu bàn thờ tổ tiên tại phòng khách của nhiều gia đình bên Việt Nam. Trên bàn có một bình hoa chưng mấy bông hồng màu trắng rất dễ thương. Tôi thẫn thờ, bùi ngùi xuc động không nói nên lời. James lên tiếng:

- Đây là tấm hình cuối cùng của em tôi. Em tôi rất thích hoa hồng trắng nên lúc nào mẹ tôi cũng tìm mua về chưng trên bàn thờ của "vợ chồng" nó. Em tôi tên John, giống tên Mỹ của ông đó, nhưng ở nhà vẫn gọi nó là Jack. Bên cạnh là vị hôn thê người Việt của em tôi, "cô ấy" cùng họ Nguyễn với ông, tên là Nguyễn Thị Minh-Thu. Đó là lý do tại sao tôi viết đúng tên họ của ông theo cách đánh dấu của người Việt. Hồi đó, đáng lẽ tôi phải lên đường sang Việt Nam nhưng Jack đã tình nguyện đi thay, và em tôi chẳng bao giờ trở về nữa! Nó đã gặp và yêu người em gái của viên sĩ quan Việt Nam cùng làm việc chung ở một tỉnh nhỏ nào đó trên quê hương ông. Tình yêu của họ gặp nhiều ngang trái vì gia đình và họ hàng cô ta phản đối! Em tôi đã kiên trì theo đuổi, học hỏi ngôn ngữ và phong tục tập quán người Việt suốt 3 năm trời, và cũng nhờ ông anh rể tương lai giúp đỡ thuyết phục cha mẹ và anh em bà con, tình yêu của họ mới được mọi người chấp nhận. Em tôi đã mãn hạn vào mùa hè năm đó nhưng tình nguyện ở lại làm việc trong khi tiến hành thủ tục giấy tờ và chuẩn bị làm lễ đính hôn để cùng Minh-Thu hồi hương... Nhưng rồi cả Jack và ông anh rể đều hy sinh trong một cuộc tập kích vào mùa thu năm 1972. Gia đình tôi cũng không biết số phận Minh-Thu ra sao từ ngày ấy!
James và ông bà thân sinh còn nói với tôi rất nhiều về Jack và Minh-Thu, về những tấm hình và những lá thư từ vùng lửa khói, về cái chết của Jack, và nhất là những cố gắng của gia đình để tìm kiếm "người con dâu chưa về nhà chồng" mà lúc nào họ cũng nhớ thương. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi cảm nhận được ý nghĩa đích thực của câu nói "tình yêu không phân biệt ngôn ngữ, chủng tộc..."

Càng ngày tôi càng quý mến James nhiều hơn khi biết được mỗi khi có dịp ghé về vùng Hoa Thịnh Đốn, ông ấy đều viếng thăm đài tưởng niệm Binh Sĩ Hoa Kỳ Trong Cuộc Chiến Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial), và lần nào ông cũng đặt một bông hồng mầu trắng dưới bảng khắc tên em mình. Thêm vào đó, James cũng đã từng tâm sự với tôi về việc dọn về ở chung để phụng dưỡng cha mẹ sau khi họ về hưu, cả chuyện gia đình đổ vỡ và việc phụ cấp cho đứa con cho tới lúc nó đủ 18 tuổi nữa. Đó cũng là lý do ông ta "làm ngơ" với tình cảm của Christine vì James không muốn "chuyện tình mới" bị trục trặc vì vấn đề "child support" từ cuộc hôn nhân trước...

*

Ăn trưa xong, tôi định ra gặp Christine coi lịch trình công việc buổi chiều để tiện bề sắp xếp thời gian vì tôi đang tính dành vài tiếng đồng hồ tâm sự với James. Nhưng tôi chưa kịp lên tiếng, chị ấy đã nhanh nhẩu:

- Chiều nay không có gì quan trọng. Báo cáo Tam Cá Nguyệt I-2007 tôi đã viết xong rồi đây, lúc nào rảnh Duy xem lại nhé. Mà này, "Lão James" sắp tái giá... với một cô người Á Đông xinh xắn, ở đâu trên West Chester, Pennsylvania. Đúng là "Lão Già mắc dịch!" Làm phách bao nhiêu năm, tưởng lão đã...

Tôi giật mình khi nghe Christine nhắc về cô vợ sắp cưới của James nhưng đoán biết chị ta đang đau lòng và khó chịu nên tôi chỉ với tay nhận bản báo cáo rồi dịu giọng:

- Cám ơn Christine. Chiều nay chúng ta khá rảnh rỗi đấy. Nếu chị cần làm gì hay đi đâu, cứ tự nhiên nhé. Tôi ngồi nghiên cứu xấp hồ sơ này cũng hết mấy tiếng đồng hồ rồi.

- Thế nào "Lão James" cũng dẫn cô ả trở lại để khoe với "xếp"!

Rồi với giọng thê lương, chị ấy bộc lộ tâm sự :

- Ôi! Chán quá! Hay Duy cho phép tôi nghỉ chiều nay đi "shopping" cho khuây khỏa nhé? Tôi không muốn nhìn thấy bản mặt "câng câng" (quite impudent) của "Lão James" bên cạnh một người đàn bà khác!

- OK.



Trở vào văn phòng, nhưng thay vì xem lại bản báo cáo, tôi lại ngồi thẫn thờ suy nghĩ, thắc mắc tự hỏi không biết vợ sắp cưới của James có phải là "cô ấy" hay không.

Hơn nửa năm về trước, khi tôi triệu tập một cuộc họp đại diện các văn phòng kỹ thuật của National Geographic ở Hoa Thịnh Đốn, James đã năn nỉ xin tôi cho phép về Thủ Đô trước vài hôm vì một lý do riêng.

James là một trong những trưởng phòng xuất sắc nhất của sở nên tôi cũng chẳng tiếc gì mà không duyệt chi thêm vài đêm khách sạn và tiền ăn; thêm vào đó, tôi vẫn có thể nhờ James giúp thêm một số công tác chuẩn bị cho ngày đại hội. Với Christine, có lẽ chị ấy sẽ vui nhiều vì có dịp cho hai người gặp nhau nhiều hơn...

Tuy nhiên, ngay sau khi nhận phòng ở khách sạn, James đã gọi điện thoại cho tôi:

- Chiều nay "xếp" có rảnh không?

- Để xem. Ông định xin phép dẫn Christine bát phố, phải không?

- Không đời nào. Hôm nay là ngày giỗ của em tôi! Đó là lý do tôi xin "xếp" cho về Thủ Đô trước ngày họp. Tôi chỉ muốn dẫn "xếp" đến giới thiệu với em tôi rằng ông đã dạy cho tôi biết về phong tục tập quán của người Việt Nam lúc nào cũng tưởng nhớ ngày chết của người thân. "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" phải không "xếp"?

- Xin lỗi, tôi vô ý quá! Bây giờ ông đến văn phòng rồi cùng mình đi.

- "Xếp" đón tôi được không? Tôi ngại đụng đầu Christine lắm! Nếu chị ấy đòi theo,"xếp" sẽ khó xử nữa.

- OK.

Sau khi đậu xe ở góc đường 21 và Constitution, chúng tôi tản bộ theo dòng người hướng về phía bờ tường cẩm thạch khắc tên 58 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ đã hy sinh thời chiến tranh Việt Nam. Hai tay James nâng niu một bông hồng mầu trắng, mắt hướng về một cõi xa xăm, thẫn thờ, lặng lẽ cùng tôi tiến gần tới chỗ có khắc tên người em song sinh tên Jack đã bỏ mình bên Việt Nam. Tôi đã từng theo James đến thăm nơi này vài lần nhưng chưa bao giờ đúng vào ngày giỗ như hôm nay.

Khi tới gần bờ tường có khắc tên của Jack, hai chúng tôi sững sờ khi nhìn thấy một phụ nữ Á Đông "mặc áo nâu sòng" đang nhắm mắt đứng yên như chìm vào cõi hư không vô định, một vài giọt lệ trào ra từ khóe mắt, long lanh nhỏ giọt trên hai gò má dưới ánh nắng vàng mùa thu.

Người phụ nữ ấy cũng cầm trên tay một bông hồng mầu trắng, hai tay chậm rãi dò theo từng nét khắc trên bảng tên của Jack, miệng lẩm bẩm như đang nức nở nghẹn ngào...

James và tôi lặng lẽ vào đứng bên cạnh người phụ nữ. Tôi nghe thoang thoảng trong gió một giọng nói tiếng Việt thì thầm: "Em nhớ anh nhiều lắm... Mãi mãi em vẫn yêu anh..."

Tôi giật thót người. James cũng quay phắt qua tôi, hai mắt nhớn nhác nhìn tôi như dò hỏi xem "cô ấy" nói gì. Tôi chưa kịp lên tiếng, nàng đã mở to mắt trợn trừng nhìn James một lúc thật lâu rồi oà lên khóc lớn: "John! Có phải anh đây không?" Tôi chưa kịp hoàn hồn thì chẳng hiểu sao nàng đã quay phắt lại, vừa khóc vừa chạy.

James thả vội bông hồng trắng dưới bảng tên của em mình, vừa rượt theo vừa hét lớn: "Minh-Thu. Minh-Thu..."

Phải mấy phút sau tôi mới nhớ lại câu chuyện gia đình James đã kể cho tôi nghe hôm đầu tiên tới ăn cơm tối với họ.

Tôi cố moi óc nhớ lại tấm hình phóng lớn treo trong phòng ngủ của Jack nhưng không thể nào mường tượng được một chút gì liên hệ giữa cô gái trong hình và người phụ nữ tôi vừa gặp.

Tôi nhắm hướng đuổi theo hai người. Tôi bắt gặp nàng đang ngồi khóc bên bức tượng đồng "Ba Chiến Sĩ" -"The Three Servicemen" (also referred to as "Three Fighting Men" or "Three Infantrymen") is not a war Memorial but a Memorial to those who served in the war, both living and dead- là đài tưởng niệm những chiến sĩ đã từng phục vụ trong cuộc chiến, người chết cũng như còn sống. James đang sững sờ đứng bên cạnh, hai mắt cũng chan hòa nước mắt.

Tôi không còn nhớ hai người, kẻ đứng người ngồi, khóc tới bao lâu, nhưng trước khi hoàng hôn xuống, chị Minh-Thu đã đồng ý cùng đi ăn tối với tôi và James.

Qua câu chuyện, tôi hiểu được lý do chị Minh-Thu nhìn lầm James với người em song sinh ngày trước chỉ nhờ cặp mắt chứ vóc dáng bề ngoài thì chị ấy không tài nào nhận ra. Phần James, ông ta cũng không giải thích được tại sao đã buột miệng gọi "Minh-Thu" khi nàng bỏ chạy. Phải chăng là hương hồn của người em đã khuất thôi thúc James phải chạy theo Minh-Thu như một nhân duyên tiền định?

Trong nức nở nghẹn ngào và nước mắt, chị Minh-Thu đã kể lại cho chúng tôi nghe về quãng đời gian nan của chị từ mùa thu năm đó. Chị đã quyết định để tang người chồng chưa cưới 3 năm cho trọn đạo rồi xin quy y cửa Phật. Tuy nhiên, tang chồng chưa mãn vận nước đã đổi thay và gia đình ly tán... Minh-Thu theo gia đình người chị ruột về lập nghiệp tại một vùng "Kinh Tế Mới" gần biên giới Cao-Miên sau khi người anh rể đã khăn gói lên đường đi học tập cải tạo.

Mấy năm sau, một lần nữa, nàng lại theo chị và các cháu chạy loạn vì chiến tranh Việt-Miên. Thôi thì trăm cay ngàn đắng dồn dập đổ xuống suốt bao nhiêu năm trường nhưng Minh-Thu vẫn một lòng "tu tại gia" thờ chồng.

Hơn 15 năm trước, gia đình chị nàng được qua Mỹ theo diện H.O. Mấy năm sau, nhờ sự giúp đỡ của anh chị, Minh-Thu và đứa cháu còn kẹt lại vì "quá tuổi" đã xin xỏ, chạy chọt giấy tờ để dọn về Sàigòn. Ở đó Minh-Thu an phận sống đời buôn thúng bán bưng trong các ngõ hẻm để sống qua ngày với cháu. Nhưng rồi bốn năm sau người cháu rồi cũng ra đi đoàn tụ gia đình. Minh-Thu không hy vọng gì nhiều vào giấy tờ bảo lãnh của chị mình nên dự tính sẽ thật sự "phát nguyện quy y". Lâu nay chị cứ lưỡng lự không dám vào tu ở chùa vì thỉnh thoảng John vẫn còn hiện về trong giấc mơ và nàng không bao giờ quên được hình bóng người chồng chưa cưới đã vĩnh viễn ra đi!

Hơn một năm trước, Minh-Thu được qua Mỹ đoàn tụ với gia đình người chị ở tiểu bang Pennsylvania. Ngay khi vừa đến Mỹ, ước mơ duy nhất của nàng là tìm dịp về Thủ Đô viếng "mộ chồng" một lần cho thỏa lòng thương nhớ.

Sau bao nhiêu ngày tháng chuẩn bị, Minh-Thu đã sắp xếp tới viếng "mộ chồng", dù "mộ" chỉ là một tấm bảng ghi tên trên bức tường của đài tưởng niệm Binh Sĩ Hoa Kỳ Trong Cuộc Chiến Việt Nam, với một bông hồng mầu trắng, vào đúng ngày giỗ thứ 34 của chàng.

Minh-Thu đã ngừng kể từ lâu nhưng nước mắt vẫn dầm dề. Tôi nhìn lên thấy James cũng đang nghẹn ngào xúc động. Tôi kể cho chị Minh-Thu biết về gia đình James... Chị ấy đã bật khóc nức nở khi biết rằng từ mấy chục năm nay cha mẹ của John đã nhận nàng làm dâu và tấm hình cuối cùng của hai người cũng như tất cả thư từ, kỷ vật còn lại của John vẫn được giữ nguyên trong phòng như ngày nào John vẫn còn ở với cha mẹ. James vội vã gọi điện thoại về báo tin cho cha mẹ. Hai ông bà năn nỉ nhờ tôi thuyết phục Minh-Thu dọn qua ở với ông bà, nhưng nàng chỉ hứa sẽ tới thăm khi hoàn cảnh cho phép và nàng cũng rất muốn được nhìn xem nơi John đã được sinh ra và lớn lên, nhất là nhìn lại những tấm hình ngày xưa mà nàng đã đánh mất trong thời di tản. James và Minh-Thu trao đổi điện thoại, địa chỉ...

Tôi giật mình trở về với hiện tại vì một giọng nói tiếng Việt rất ngọng, ngượng nghịu và ồm ồm:

- Chào "ông xếp". Tôi muốn giới thiệu "nhà tôi sắp cưới".

Tôi nhìn lên thấy James đang "tươi rói" đứng chắn ngang cửa văn phòng và vài tiếng cười khúc khích mé ngoài. Tôi dí dỏm đáp lại bằng tiếng Việt:

- Chưa cưới thì vẫn là "nhà người ta" chứ không phải "nhà tôi" đâu James à! Vào đây, vào đây!

Chị Minh-Thu tay trong tay với ông James e thẹn bước vào văn phòng. Chị ấy đã hoàn toàn lột xác. Hình ảnh một người phụ nữ gầy còm ốm yếu, đôi mắt u uẩn đau buồn và lúc nào cũng sẵn sàng nhỏ lệ không còn nữa. Khuôn mặt của chị Minh-Thu bây giờ là biểu tượng của sự tươi trẻ, hồn nhiên và hạnh phúc mặc dầu chị đã trên 50 tuổi. James nâng tay Minh-Thu hớn hở tuyên bố bằng tiếng Anh:

- Chúng tôi mới đính hôn cuối tuần vừa rồi "xếp" ạ. Tôi đang hạnh phúc lắm!

Tôi đáp lại bằng tiếng Việt vì cố tình nói cho chị Minh-Thu nghe:

- Chúc mừng! Chúc mừng anh chị!

- Nói tiếng Anh đi "xếp"! Tôi chỉ mới học nói được vài câu tiếng Việt nhưng nghe thì không hiểu gì cả. Tuy nhiên, với "cô giáo" dễ thương này, tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa.

Chị Minh-Thu chỉ tủm tỉm cười trong hạnh phúc chứ không nói tiếng nào. Tôi chưa lên tiếng thì James đã xổ một tràng dài, không kịp thở:

- "Xếp" phải đi đám cưới tụi tôi nhé. Cha mẹ tôi nói sẽ gọi cho xếp đó. Nhưng chuyện đó tính sau, tôi cần "xếp" giúp tôi việc này ngay vì Minh-Thu không chịu giải thích cho tôi. À quên, "xếp" có biết không? Tôi đã yêu Minh-Thu ngay sau lần gặp đầu tiên với "xếp" đó và tôi đã ngỏ lời ngay khi đón Minh-Thu qua Evanston thăm cha mẹ tôi; nhưng "cô ấy" cứ làm khó dễ hoài. Cha mẹ tôi qua Pennsylvania thăm gia đình Minh-Thu và phải năn nỉ mãi cô ấy mới đồng ý. Tuy nhiên, "cô ấy" lúc gọi tôi là James, lúc Jack, lúc John... Tôi không quan tâm, miễn chúng tôi yêu nhau là được rồi. Nhưng sau hôm "đám hỏi", ông anh rể của Minh-Thu đề nghị rằng chỉ cần gọi là "J" được rồi, vì cả 3 cái tên đều bắt đầu bằng "J"... Nhưng vì tiếng Việt không có chữ "J" nên ông ấy bảo tôi sửa lại thành "Dê", nghĩa là "goat" đó. Tại sao vậy "xếp"? Rồi ông ấy lại bảo theo phong tục Việt Nam, "Dê" tượng trưng cho số 35, rất phù hợp quãng đường 35 năm từ khi Minh-Thu và em tôi dự tính làm đám hỏi cho tới ngày tôi và nàng đính hôn. Ý Trời! Tôi mù tịt, chẳng hiểu gì cả!

James chưa dứt lời mà chị Minh-Thu đã nháy nhó ra hiệu cho tôi đừng giải thích. Tôi nghĩ chắc chị ấy sợ "người yêu" hiểu lầm về chuyện "dê cụ" lắt léo trong tiếng Việt. Tôi đánh trống lảng:

- Từ từ chứ ông bạn. Ông hỏi nhiều quá tôi biết làm sao mà trả lời?

- "Xếp" thông cảm nhé. Tôi đang yêu mà!

Tôi cũng cảm nhận được hạnh phúc của hai người nên đề nghị:

- Chúng mình kiếm chỗ ngồi uống nước rồi nói chuyện nhiều hơn.

- OK "xếp". Em thích chứ, Minh-Thu?

Chị Minh-Thu nhỏ nhẹ:

- Duy đưa chị và "ông ấy" đến Eden được không? Chị nghe nói chứ chưa bao giờ tới.

Hai người vẫn tay trong tay theo tôi vào thang máy xuống nhà lấy xe. Trông họ thật hạnh phúc và đẹp đôi. Tôi nhớ lại một câu nói đã nghe ở đâu đó: "Khi đang yêu và được yêu, người con gái nào cũng trở nên xinh đẹp lạ thường!" Lần đầu tiên trong đời tôi thực sự cảm nhận được phép mầu của tình yêu nam nữ.

Tôi xin phép hai người để viết lại những dòng này như một lời chúc mừng cho tình yêu của họ. James chỉ xin tôi đừng tiết lộ "tên họ" (last name) của gia đình và "chị ấy" yêu cầu tôi đổi tên của chị thành Minh-Thu để người ta không biết chị là ai...

Sau 35 năm, một chuyện tình bắt đầu trong gian khổ và nước mắt từ Cái Sắn, Việt Nam đang bắt đầu "nẩy chồi đơm bông" tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, và trong tương lai rất gần sẽ "kết trái" ở vùng Evanston, tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ...

NGUYỄN DUY-AN

Thursday, May 3, 2007

"Thầy có nhớ con không...?" Tác Giả ?

Trích từ phim "To Sir With Love"


"Thầy có nhớ con không...?"

Tôi giật mình nhận ra người đàn ông áo quần nhếch nhác
người đàn ông gầy gò ngồi sau tủ thuốc ven đường..

"Thầy còn nhớ con không...?"

Câu lặp lại rụt rè rơi vào im lặng
hoa phượng tháng Năm rơi đầy vỉa hè
rụng xuống trên vai người thầy học cũ

"Không... xin lỗi.. ông lầm...
Tôi chưa từng dạy học
Xin thối lại ông tiền thuốc... cám ơn!"


Cuộc sống cho ta nhiều quên, nhớ, vui, buồn
Thầy học cũ mười năm không lầm được
Thầy học cũ ngồi kia giấu mình sau tủ thuốc
giấu mình sau hoa phượng rụng buồn tênh.
Con biết nói gì hơn, đứa học trò tôn sư
người Thầy cũ lại chối từ kỷ niệm,
chối từ những bài giảng dạy con người đứng thẳng,
biết yêu anh em - đất nước - xóm giềng.

Đứa học trò vào đời với trăm nghìn giông bão,
Bài học ngày xưa vẫn nhớ mãi không quên.
Bên hè phố im lìm,
vành nón sụp che mắt nhìn mỏi mệt.
Câu phủ nhận phải vì câu áo rách
trước đứa học trò quần áo bảnh bao?

Tôi ngẩn ngơ đi giữa phố xá ồn ào,
những đứa trẻ con tan trường đuổi nhau trên phố.
Mười năm nữa đứa nào trong số đó,
sẽ gặp thầy mình như tôi gặp hôm nay?

Nhặt đươc từ
http://www.ninh-hoa.com/ptan-NoiBuonMuaThu.htm
(Website của Phạm Tín An Ninh)

Về Lại Phố Xưa - Hòang Huy Mạnh (UNDHNMQH2)

Thành phố mới, tên đường mới nên thành phố trở nên thành phố lạ đối với chúng tôi.
Rời phi trường sau khi trãi qua những giây phút ngột ngạt, một phần vì chưa quen với không khí nóng nực, một phần vì phải đối diên với các quan chức nhà nước, với những khuôn mặt lạnh, nghiêm trọng giống như đang truy tầm các tay khủng bố ác ôn, môt phần vì những thủ tục “đầu tiên” được hành xữ rất nghiêm chỉnh. ...Tôi chóng mặt.... Trước cổng phi trường có một đám đông người đứng chung quanh hàng rào sắt, tôi không hiểu họ đã đến từ lúc nào, đến để đón thân nhân? hay vì một mục đich nào khác? Đám đông đó đã không hề suy giãm khi chiếc taxi chở chúng tôi lăn bánh.

Tiếng động đầu tiên gây cho chúng tôi sự chú ý là các tiếng còi xe, người tài xế bấm còi luôn tay, xe bên cạnh bấm, xe trước mặt bấm, xe sau lưng bấm. Tất cả hòa cùng tiếng động cơ của mọi thứ xe cộ trên đường phố tạo thành một bản hòa tấu, lại đươc trình diễn bởi một ban nhạc không có nhạc trưởng, mạnh ai nấy chơi tùy theo sở thích của mình. Về sau, theo dõi và nghiên cứu kỷ lưỡng tôi mới khám phá bấm còi là một nghệ thuật mà bất cứ người lái xe nào ở Việt nam đều phải biết và học hỏi để tránh đươc tai nạn và được an toàn trên xa lộ!
Chúng tôi rất may mắn vì người lái xe chở chúng tôi là một người đứng tuổi, dân Saigon trước 1975. Như một tour guide chuyên nghiệp, ông đã chỉ cho chúng tôi biết những tên đường cũ, những địa danh cũ của khu vực này trước đây. Tất cả đều khác hẳn với những gì tôi có trong ký ức của mình, tôi không cảm nhận được mình đang đi trên con đường năm xưa. Ba mươi hai năm quả là quá dài để cho mọi chuyện phải đổi thay.
Kìa là Bộ Tổng Tham Mưu, đằng đó là cổng trại Phi Long, bộ Tư Lênh Không Quân, bệnh viện Vì Dân của Bà Thiệu…..Dĩ vãng của một mùa hè đỏ lửa, của thángTư, của ly loạn lại thoáng hiện (Ký ức của tôi về Saigon, về miền Nam nước Việt chỉ bắt đầu từ thủa ấu thơ đến tháng tư là chấm dứt)
Xe đã rẽ sang đường Cách Mạng Tháng Tám, Lê Văn Duyệt cũ, người tài xế cho biết, tôi không nhận ra nổi đây con đường dẫn đên nơi tôi ở ngày xưa. Các cửa tiêm san sát vào nhau, đủ mọi thứ hàng quán tràn ngập trên vĩa hè, cao hơn trên các cột đèn là các bó dây điên chằng chịt, giăng ngang dọc rất ấn tượng. Những dây điện này cũng là chủ đề cho một số các bức ảnh của tôi. Tôi thắc mắc không biêt nếu cần sửa chửa thì thợ điên sẽ làm cách nào để tìm ra sợi dây bị hỏng mà sửa hay thay thế.
Trên đương phố, xe đạp, xe gắn máy, xe hơi, xe vận tãi, vẫn chen vai, vẫn sát cánh với nhau, và tranh nhau tìm một khõang trống trước mặt hầu mau chóng đến được nơi muốn đến. Nhiều đoạn đường, xe gắn máy cả 2 bên như dán sát vào khung xe của chúng tôi, nhưng kỳ diệu thay, tai nạn vẫn không bao giờ xảy ra…
Tôi đã lái xe trên khắp các đường phố lớn của Hoa Kỳ của các thành phố Âu Châu như Berlin, Hamburg, trên các xa lộ không giới hạn tốc lực ở Oslo, Amsterdam, Brussles, Paris. Tôi cũng đã ở trên các con đường lót đá rất hẹp, vời những bùng binh chia ra đên mười ngã rẽ…Nhưng có lẽ tôi sẽ không bao giờ dám lái xe ở thành phố này, thành phố có một “style” lái xe rất đặc biệt, ở một đất nước rất đặc biệt…
Người tài xế vẫn tiếp tục câu chuyện, tay vẫn tiêp tục bấm còi… Tôi cãm thấy hơi khát nước và có môt chút buồn ngủ...
Uống nước dừa hay nước mắt quê hương?
More Pictures-Bigger Pictures-Click @ This Link