(E) Mail thường lại, người không thấy lại... Hoa dương tàn, đã trãi rêu xanh... .Rêu xanh mấy lớp chung quanh... .Sân đi một bước trăm tình ngẩn ngơ...

Wednesday, March 28, 2007

Không có Nhạc thì chết cho rồi -Oanh Canada

Anh Co va anh Dat than men,

Cam o+n anh Co+ goi bai cua anh Dat.
Cam o+n anh Dat viet bai rat hay ve nhac va nhat la cho toi nho+ lai bai A summer Place.

Hom nay toi duoc o+ nha nen viet bai nay goi hai anh, khg viet thi khg lam viec khac duoc va co khi cung... chet lien!

Than men,


Và nếu không có nhạc
Nguyễn Thị Oanh

Sáng nay được anh Cơ gởi bài Những Bài Tình Ca Vấn Vương Một Thời của Lê Tất Đạt, tôi đọc phát chóng mặt luôn... Làm sao anh Đạt yêu và nhớ “nhạc” nhiều đến như thế? Làm sao bao nhiêu bài hát như vậy có đủ chỗ đứng trong tâm hồn? Tôi sinh năm Con Heo Vàng, vào đầu những năm 60 gia đình tôi có tủ lạnh hiệu Martini và máy nghe nhạc Grundig, đó là một hạnh phúc vô bờ. Cha tôi mua tủ máy Grundig cốt chỉ để nghe đài BBC, ông mua cho tôi vài đĩa nhạc 33 tours, tôi nhớ có đĩa Dòng Sông Danube và một vài đĩa hát gì nữa tôi quên.

Tôi có người cậu ruột ở Đà Lạt nên năm nào tôi cũng được đi nghỉ hè ở Đàlạt. Gia đình cậu tôi cũng có máy nghe đĩa, các chị con cậu học trường Tây nên nghe nhạc Tây. Vào thời đó tôi mê Dalida – đến bây giờ vẫn còn thích – chúng tôi có gần như toàn bộ đĩa của Dalida. Đĩa nào mới ra là chúng tôi mua ngay, nghe đến thuộc lòng mà vẫn chưa có đĩa nào mới phát hành thêm. Nhớ lại thời buổi này tôi mới hiểu và quý cái gọi là “khan hiếm” và “trông chờ.” Tuổi trẻ bây giờ không có được hai thứ xa xỉ này. Chúng tôi nghe đến thuộc từng đoạn của bài hát, nhai đến thuộc từng đoạn của quyển sách hay. Những gì được nhai kỹ, nó ở lại trong tâm hồn mãi. Tôi còn nhớ rạp chiếu bóng Hòa Bình Đà Lạt phát thanh bài La Rivière du Pont Kwai hàng mấy tháng trời, chúng tôi cầu mong có phim mới để xem, có bản nhạc khác để nghe nhưng dài cổ chờ vô ích thôi. Bản nhạc đó trở thành bản nhạc hiệu của chúng tôi. Đi co ro trong tiết lạnh, chúng tôi huýt sáo bài Le Pont... thuộc hồi nào không hay.

Tôi học đàn dương cầm ở trường Jeanne d’Arc Huế, nghe lóm các chị Thanh Túy, Thanh Lô con bác sĩ Quyến đờn khúc crescendo bài Clair de Lune của Beethoven đến thuộc lòng. Bài đó khó nên tuần nào đi học, các chị cũng tập lui tập tới làm tôi cũng thuộc lòng luôn. Sau này vào Sàigòn học, lập gia đình, có con, thăm nuôi chồng đi học tập tôi không có những giây phút đắm mình vào nhạc như hồi còn nhỏ.

Qua Montréal, lại cũng lo học, lo sinh kế, nhạc cũng chưa ở trong lòng tôi bao nhiêu. Phải kể đến lúc lo xong mọi chuyện tôi mới trở lại với nhạc. Tôi ghi tên học các lớp hướng dẫn nghe nhạc cổ điển, cốt cũng để khi đi nghe nhạc biết cách cấu trúc dàn nhạc giao hưởng, biết các tác phẩm lớn, biết một chút lịch sử âm nhạc. Dù có dàn máy tối tân - hi-fidelity – như thế nào thì cũng không thể nào hay và xúc cảm bằng thấy người nghệ sĩ biểu diễn trước mặt mình.

Tôi mua vé mùa Dàn Nhạc Giao Hưởng Thành Phố Montréal - vì thưởng thức nhạc cũng cần vun trồng – culture – nếu chờ hứng, chờ có nghệ sĩ nào hay đến biểu diễn, bài nào hay trong chương trình thì chắc hứng sẽ không tới, hoặc hứng tới thì hôm đó bận bão tuyết! Phải mua vé mùa để buộc mình vào kỷ luật và đã có những hôm bão tuyết, ghì tay lái một mình trên đường trơn trợt, tôi mới thấy thấm thía giá trị của âm nhạc quan trọng đến mức như thế nào cho tâm hồn tôi.

Có một điều không giải thích được là mỗi lần buồn, mỗi buổi sáng uể oải khi đi làm, vừa bước vào xe, nghe một điệu nhạc hay từ đài phát thanh, tôi như được tái sinh, yêu đời trở lại, hăng hái đi làm. Nhạc lúc đó là vị cứu tinh của tôi. Lạ một chuyện là khi còn ở Việt Nam tôi lê thê thảm thiết với các bài nhạc Việt Nam nhưng bước chân qua Montréal, tôi quay lưng cái rụp với nhạc Việt Nam làm như tôi sợ không dám nhìn lại một phần tâm hồn của mình. Sợ! Vì tôi không còn ở trong giai đoạn thơ mộng tay trong tay đi dưới cơn mưa!

Tôi thích Juliette Gréco, Charles Azvanour, Monique Leyrac, Petula Clark, Claude Gauthier, Jacques Brel... còn nhiều nữa. Ui chao, nghe Brel hát bài J’Arrive, tôi cứ chảy nước mắt hoài : Tôi thích nghe vần r của tiếng Pháp, người nghệ sĩ uốn cái lưỡi một chút - hoặc nhiều - để phát âm vần r. Trong chữ J’arrive có hai chữ r, ca sĩ Brel hát cứ như kéo dài ra : Tôi sẽ đến, có gì đâu mà cứ dục! Tôi đến bây giờ... Nhưng tại sao phải là tôi, tại sao bây giờ... Tại sao đến giờ rồi Và đi đâu bây giờ Đương nhiên, tôi sẽ đến Và suốt cuộc đời tôi, tôi có làm gì đâu Ngoài một việc đương nhiên Là tôi sẽ đến........................... chỗ chết!

J'arrive

De chrysanthèmes en chrysanthèmes -- Nos amitiés sont en partance --- De chrysanthèmes en chrysanthèmes - La mort potence nos dulcinées -- De chrysanthèmes en chrysanthèmes --Les autres fleurs font ce qu'elles peuvent -- De chrysanthèmes en chrysanthèmes -- Les hommes pleurent les femmes pleuvent ---

Mais pourquoi moi pourquoi maintenant ---- Pourquoi déjà et où aller -- J'arrive bien sur, j'arrive --- N'ai-je jamais rien fait d'autre qu'arriver...

Năm vừa qua tôi có dịp đi nghe các nghệ sĩ Charles Azvanour, Juliette Gréco, Nana Mouskouri, Petuta Clark đến Montréal trình diễn. Gréco và Azvanour trên 80, Mouskouri và Clark trên 70, ngồi nghe họ hát tôi cứ khóc hoài. Sao đời họ sướng thế – lại có chút ghen – được sống với đam mê của mình suốt đời. Gréco, sao bà cao sang đến thế! Azvanour, sao được khán giả thương đến thế, không mua vé sớm là hết chỗ! Mouskouri, sao giản dị đến thế! Và Clark, sao độ lượng đến thế : để đáp trả tấm thịnh tình của khán giả, bà sáng tác các bài bis đặc biệt hát từ giã khán giả, nghe mà lòng bùi ngùi vì biết bà trân trọng mình, biết mình đang luyến tiếc những giây phút ngắn ngủi nghe bà hát, bà muốn trả lại cho mình chút gì đây.

Đọc bài của anh Lê Tất Đạt, tôi tìm được tựa một bài hát mà tôi thích từ lâu – A Summer Place của Max Steiner - vì tôi chỉ nhớ tựa bằng tiếng Tây Ils n’ont que vingt ans nên tìm không ra bài nhạc này. Bài hát đã đi sâu vào tâm hồn tôi.

Tôi có một thói quen là khi ngồi trước bàn viết, tôi chỉ nghe một bài nhạc – chắc do âm hưởng của thời khan hiếm ngày xưa – các bài tôi nghe hoài không chán là : L’amitié của Gérard Bourgeois do F. Hardy hát; La tête en fleurs của Claude Gauthier, Downtown của Tony Hatch do Petula Clark; This is my Song của C. Chaplin do Petula Clark hát; La Paloma, Gigi l’Amoroso do Dalida hát... Tôi còn quên một cặp bài trùng : Charles Aznavour và Liza Minelli : The sound of your name.

Để cám ơn anh Lê Tất Đạt viết một bài rất dài về những bài tình ca đã từng vướng vấn và còn vương vấn, tôi viết mấy hàng này gởi anh Cơ và anh Đạt, những người có tấm lòng với bạn bè.

Tôi có thể trích ra rất nhiều câu nói của danh nhân về giá trị, về ảnh hưởng, về chỗ đứng của âm nhạc trong lòng người nhưng với tôi, âm nhạc là một cái gì quá thiết yếu – không có nó chết liền – nên trích dẫn những câu nói đó cũng bằng thừa.

Vì sống và chết với nhạc, tôi xin chấm dứt bài viết với lời bài hát Et si tu n'existais pas của Pierre Delanoe do Joe Dassin hát mà tôi nghĩ trại ra: Và nếu không có... nhạc Nói cho tôi biết tại sao tôi phải sống Để kéo lê trong một thế giới không có nhạc Không hy vọng và cũng không hối tiếc.

Et si tu n'existais pas ----- Dis-moi pourquoi j'existerais ------- Pour trainer dans un monde sans toi -------- Sans espoir et sans regret

Và nếu không có nhạc thì cho tôi chết cho rồi!

Montréal 27-3-2007

Tuesday, March 27, 2007

Những Bài Tình Ca Vấn Vương Một Thời -Lê -Tất Đạt

Tôi vẫn nhớ rõ bản (How much is that) Doggie in the Window (1956) qua tiếng hát Patti Page. Bài này nghe lần đầu là thích ngay vì có tiếng chó con sủa gâu gâu rất dễ thương, về sau tôi mới biết nó từng đứng đầu top 10 ở Mỹ năm 1953 vì thế hay cũng phải thôi. Nhưng hai bản nhạc ngoại quốc đầu tiên tôi nghe mà thật tình xúc động và nhớ được giai điệu là bài Limelight (Eternally) trong phim cùng tên của Charles Chaplin mà học sinh tiểu học Huế được cho đi xem ở rạp Gia Hội thập niên 50 và bản La Vie En Rose qua tiếng hát thẩn thờ của Audrey Hepburn trong Sabrina. Xin Click ở Link này để đọc tiếp

Saturday, March 24, 2007

Vượt Sóng -Miên Du Dalat (www.take2tango.com)

Hôm nay, phim “Vượt sóng - Journey from the fall” làm lễ ra mắt tại hí viện Rose Center ở Westminster. Tôi được giấy mời đi tham dự cùng với nhóm phóng viên của đài truyền Hình, trong nhóm có Đỗ Thanh là người có tiếng là một người host rất linh hoat trong những chương trình talk show.

Hôm nay Đỗ Thanh được cử đi phỏng vấn các diễn viên trong phim "Vượt Sóng", cùng đi có anh Thiện Luyện là Graphic Designer của Trung tâm Thúy Nga, và nữ ca sĩ Mỹ Thuý. Chúng tôi vội vã rời văn phòng chạy đến Rose Center cho kịp giờ, trong giấy mời để 5 giờ mà 5:30 chúng tôi mới tới nơi, nhưng may mắn chúng tôi vẫn còn là người đến sớm và có đủ thì gian để chuẩn bị máy thu hình. Trong khi Đỗ Thanh đang lo liên lạc với các tài tử để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Tôi có dịp trò chuyện với ca sĩ Mỹ Thuý và điều bất ngờ tôi gặp được một người bạn là nhà thơ Đinh Lang mà tôi hay gọi đùa là nhà thờ Đình Làng. Anh Đinh Lang cũng là dân Dalat cùng xứ sương mù với tôi, điều ngạc nhiên rất thú vị anh lại là Cha của nữ ca sĩ Diễm Liên tài tử chính trong phim "Vượt Sóng" và nghệ sĩ hài hước Thanh Hoài là Bác của ca sĩ Diễm Liên. Đúng là một gia đình có giòng máu văn nghệ, và thật xứng đáng để hãnh diện vô cùng.

Chúng tôi được mời vào hàng ghế VIP, nhưng ai cũng từ chối vì chẳng ai muốn xem phim mà bị ngồi gần màn ảnh, thôi thì tìm hàng ghế trên cao ngồi xem dễ chịu hơn. Tôi lại được dịp ngồi gần với nhà báo Phạm Phú Minh của báo Thế Kỷ 21. Chương trình bắt đầu với hai người giới thiệu chương trình là Ông Nam Lộc và cô Leyna Nguyễn. Họ mời những nhân vật đặc biệt phát biểu sau đó đạo diễn Hàm Trần chào mừng khán giả. Hàm Trần là người viết truyện phim, cũng viết chi tiết dàn dựng các cảnh (Written for the Screen) và đạo diễn (Directed and Eđite) của phim "Vượt Sóng". Hàm trần còn rất trẻ, phải nói anh là thế hệ thứ hai, năm 75 Hàm trần mới 1 tuổi, những ý niệm về chiến tranh chắc chắn anh chưa có, và kinh nghiệm về vượt biên anh cũng không trãi qua. Được biết Hàm Trần cùng nhà sản xuất phim Lâm Nguyễn đã viết cốt truyện phim và bắt đầu phác họa dàn dựng cuốn phim từ năm 2001 cho đến năm 2004 mới bắt đầu quay. Hàm Trần đã đi tìm kiếm những bậc trưởng thượng là người tù cải tạo, những người đã vượt biên để lắng nghe và trao đổi kinh nghiệm, vì chính những người này mới là nhân chứng sống của sự chiến đấu cho lý tưởng tự do của dân tộc việt Nam.

Phỏng vấn đạo diễn Hàm Trần.

Đèn tắt, trên màn ảnh một bức hình cũ một người phụ nữ và một đứa bé, dưới bức ảnh đề tựa Old Photo. Và phim tiếp tục với cảnh chạy loạn năm 75. Những hình ảnh 32 năm trước lại trở về trong ký ức của tôi và những ký ức đau thương ấy đang diễn tiến trên màn ảnh. Súng nổ, kẻ bị thương, người khóc, kẻ la, người lạc con, kẻ tìm chồng. Khóc! trên màn ảnh diễn viên khóc, bên dưới khán giả khóc... Bên phải tôi là nhà báo Phạm Phú Minh bên trái tôi là ca sĩ Mỹ Thuý. Tôi nghe tiếng sụt sịt bên trái nhiều hơn, có lẽ phụ nữ chúng tôi mau nước mắt chăng!? Tôi cố kềm hãm cho cuống họng không bật lên tiếng khóc lớn khi cô Mai (ca sĩ Diễm Liên) khóc! Diễm Liên đã đóng rất xuất sắc trong vai Mai là người vợ của Long một người lính QLVNCH. Năm 75, Long đã không chịu rời bỏ Việt Nam, chấp nhận ở lại và đã bị đày ải trong lao tù Cộng Sản. Long đã bị chết rất thê thảm trong chuyến vượt ngục.

Cảnh những người tù cải tạo trong lao dịch, cảnh tàu vượt biên gặp hải tăc Những cảnh ấy dù ít hay nhiều đều có trong một phần đời của những người dân ở Miền Nam Việt Nam. Nước mắt vẫn còn chảy, tim vẫn còn đập và dòng máu nóng vẫn còn luân lưu trong huyết quản, thì nỗi đau thương mất mát ấy vẫn chưa nguôi trong lòng người dân Miền Nam Việt Nam. Kiều Chinh trong vai Bà Nội, Mẹ chồng của Mai, đây là một tài tử gạo cội của nền điện ảnh Việt Nam trước năm 75 và Bà cũng đã có mặt trong các phim của Hollywood. Một bà Mẹ bị mất con trai, chỉ còn thằng cháu Nội là thằng bé Lai là nguồn sống của Bà. Nam, người chủ tàu trong chuyến vượt biên, có lẽ nhân vật này khiến tôi cảm kích nhất. Nam diễn xuất rất tự nhiên. Theo tôi đóng vai bi thương hay vai độc dễ hơn là vai chỉ diễn tả bằng nội tâm biểu hiện qua ánh mắt và khuôn mặt, nhưng ở đây Nam đã nhập vai rất dễ dàng. Các vai phụ như Cát Ly vai Phương, bà Kim Chi vai người vợ đi thăm nuôi chồng bị tù cải tạo, Thành, người bạn tù cùng vượt ngục với Long và các vai phụ khác đều nhập vai rất là xuất sắc.

Cánh diều bay lên cao mang những ước vọng nhỏ nhoi của những con người đã trải qua những tận cùng của sự khổ đau, nhưng là niềm hy vọng của một tương lai tươi sáng...

Đèn bật sáng, tôi quay lại nhìn thấy mắt ai cũng rưng rưng. Cô bạn Mỹ Thuý nhờ tôi chùi dùm giọt lệ làm lem cả đường bút chì kẻ mắt.Tôi nhìn thấy anh bạn Cửu Lâm mắt cũng ươn ướt, như vậy đâu phải phụ nữ chúng tôi là mau nước mắt mà Vượt Sóng đã lấy nước mắt tất cả khán giả! Tôi bước ra miệng tuy cười nói, nhưng lòng thì chùng xuống, bâng khuâng, nhiều suy tư...

Vượt Sóng chỉ mới khai thác được một khía cạnh nhỏ của một trong những chuyến vượt biển thê thảm của dân miền nam mà đã làm cho khán giả nhỏ lệ như thế! Tôi trộm nghĩ nếu nhà làm phim có được tài trợ lớn như Hollywood thì Vượt Sóng sẽ hay hơn nữa khi được khai thác sâu sắc về những chuyến vượt biên khủng khiếp, kinh hoàng hơn, những cái chết thê thảm do bọn hải tặc Thái Lan gây nên. Và biết đâu ở một hoang đảo xa xôi nào đó vẫn còn những con người đã đổi cái chết để được tự do, đang sống vất vưởng dưới sự kềm kẹp của bọn hải tặc. Những người lính cầm súng bảo vệ tổ quốc của chính họ lại bị đối xử dã man trong lao tu tù mà kẻ chủ mưu lại cùng một tiếng nói, màu da, chung một giống nòi. Ngày Xưa, khi tôi đọc "Chuông Gọi hồn Ai" của Hermann Hesse, tả thảm cảnh của những người dân Do Thái cũng vượt biển. Sự đói khát đã khiến người sống phải ăn thịt người chết để được tồn tai. Thảm cảnh ấy tôi nghĩ chỉ có thấy trên màn ảnh hay trong tiểu thuyết mà tác gỉa đã tưởng tượng quá lố hay là chỉ có dân Do Thái không được may mắn mới phải chiu. Nhưng không ngờ mấy chục năm sau cảnh ấy lại phủ lên đầu người dân Việt ở miền nam. Nguyên nhân ấy từ đâu ra? hãy trả lời đi hỡi nhưng kẻ đã tự cho mình là kẻ chiến thắng là đỉnh cao của trí tuệ!

Vượt Sóng - Journey from the Fall, tôi không kể thêm chi tiết chuyện phim để mong các bạn hãy đi xem và tiếp nhận Vượt Sóng như phần ký ức của các ban. Và hãnh diện là chúng ta vẫn còn những người Việt Nam trẻ tuổi như Hàm Trần đã có tâm huyết tìm lại cội nguồn, dàn dựng cuốn phim để cho những em bé Việt Nam được sinh ra tại Mỹ hiểu được những đau thương mà cha mẹ chúng phải gánh chịu và hiểu nguyên nhân tại sao chúng có mặt trên đất Mỹ. Chúng sẽ biết quí sự vui hưởng tự do mà chúng có ngày hôm nay là do cha me chúng đã phải trả bằng máu và nước mắt. Và biết kính trọng những người lính đã hy sinh vì lý tưởng tự do. Chúng ta đừng chạy trốn mà hãy đối diện với sự thật!

Miên Du Ðàlạt

Wednesday, March 21, 2007

Paris trong mắt ai

Xin click ở link này: Paris trong mắt ai

Lan man thiên địa - Trần Kiêm Đoàn

Về Huế 700 và Đồng Khánh 90 tuổi.

Quốc Học 110 tuổi; Đồng Khánh 90 tuổi: Cộng lại là một lịch sử 200 năm. Nhưng cũng chưa bằng một phần ba tuổi đời của Huế. Kể từ thời Huyền Trân vào phương Nam mở nước, Huế đã 700 năm! Tuổi Đồng Khánh - Quốc Học vừa đủ để cho một cặp tình nhân lý tưởng nhất của phương Đông uống cạn chén tình ngọt ngào hứa hẹn một đời chung thủy: Bách Niên Giai Lão!


Ngôi trường mang tên Đồng Khánh đã làm cho bao thế hệ trăn trở. Ngày xưa, thế hệ trẻ trăn trở vì vẻ đẹp "siêu thực"của thế giới nữ sinh Đồng Khánh (có lẽ tại sông Hương nhiều khói sóng và Huế nhiều sương khói quá?) Ngày nay, lớp trẻ ngày đó đang thành thế hệ già, vẫn còn tiếp tục trăn trở vì Đồng Khánh đã xa mù. Người Đồng Khánh một thời sợ trường mất tên sẽ không còn chốn cũ. Một liên tưởng bâng khuâng như sẽ không còn một Lầu Hoàng Hạc, một Chùa Hàn Sơn, một Tử Cấm Thành, một Mái Trường Đồng Khánh đầy ắp kỷ niệm hiện thực và lắm huyền thoại “bên ni, bên tê”. Học trò cũ xa trường cũng mang tâm trạng người viễn xứ nhớ cội nguồn. Đó là nỗi ước mơ sau nửa đời luân lạc, còn có chốn cũ mà quay về.

Dẫu cái tên chỉ là giả danh hay giả tướng như Lão và Phật thường chẳng quan tâm chi, thế nhưng khi nó mất đi thì lại quay ra tiếc nuối. Người đời ưa hái phù dung chăng?
Chín mươi năm, Đồng Khánh mất tên hai lần: Lần thứ nhất là mất tên gốc, và lần thứ hai mất tên đặt.
Phải cần cả trăm năm mới đủ để những tên khai sinh như Sorbonne, Havard, Stanford, Đồng Khánh -- những ngôi trường nổi tiếng nhất của mọi thời -- làm người đời chỉ còn nhớ tên "mượn" mà quên mất tên thật. Đồng Khánh! Mấy ai còn nhớ đấy là tên của một ông vua hiền lành gần như vô danh trong số 13 ông Vua triều Nguyễn.

Nhưng từ khi tên vua được đem đặt tên trường thì danh xưng Đồng Khánh đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp trinh tuyền và nhân dáng nên thơ rất Huế với áo trắng, nón bài thơ, tóc thề, và "tình em mây trắng giăng... đầu nớ"; bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên kỳ tú với núi non, biển trời sông nước hữu tình của Huế.

Huế đẹp. Một vẻ đẹp "rưng rưng" vì vương mang nét buồn "tự tại" mà kẻ viết những dòng nầy chỉ có thể diễn đạt bằng... thơ (thẩn)!

Đồng Khánh ơi, Huyền Trân xưa đó
**
Lắm tang thương vùi dập Huế vô chừng
Sông, nước, biển, trời... nơi mô cũng có
Nhưng não nùng làm Huế đẹp rưng rưng


Cái đẹp rưng rưng của Huế là một thực tế ảo xuất phát từ nét buồn "tự tại" rất thơ. Rất thơ vì bản chất của thơ là buồn. Vị buồn của thơ là hướng siêu thoát của một dòng đời đầy khổ lụy như khái niệm truyền thống của thơ là lời kinh khuya từ trong ngôi chùa cổ. Ba thi sĩ tài danh có ba bài thơ vừa được bình chọn trong số 100 bài thơ Việt Nam hay nhất của thế kỷ 20 lại là ba bài thơ về Huế: Hàn Mạc Tử với Đây Thôn Vỹ Dạ, Thanh Tịnh với Nhớ Huế Quê Tôi và Thu Bồn với Tạm Biệt Huế. Hàn Mạc Tử cảm nhận được sự rỗng lặng, hư ảo và tự tại từ trong Tâm Huế, nhưng lại chưa mở được cánh cửa tình của Huế. Yêu Huế mới chỉ là vế đầu "ắt có". Chinh phục Huế mới là vế kết của "điều kiện đủ". Bởi vậy mà chàng thi sĩ tài hoa kia vẫn mãi mãi đứng ngoài Huế mà lưỡng lự, mà băn khoăn:

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay.

Đã đậu "Bến Sông Trăng" rồi mà vẫn bâng khuâng sợ lỡ bến đò trăng là chưa thấy trăng. Trăng đầy thuyền mà vẫn lo chở trăng về không kịp tối. Hàn Mạc Tử canh cánh lo. Nỗi lo không chở kịp trăng vàng từ trong sâu thẳm của tâm thức nên làm sao tìm ra được chiếc chìa khóa tự tại để mở được cánh cửa khép hờ của nàng Đồng Khánh Hoàng Thị Kim Cúc?! Tài hoa đến thế, nhưng thấy Huế bằng mắt rồi mà không chịu ngắm Huế bằng tâm nên vẫn nhìn không ra Huế vì "áo em trắng quá" hay bởi "lá trúc che ngang mặt chữ điền"?

Cái "thiên thu tình lụy" (chữ... bán dùi của Bùi Giáng) của nòi nghệ sĩ bỗng rùng mình sởn gáy "Tạm Biệt Huế" ra đi khi khám phá ra chiều sâu hun hút của sông chảy vào lòng nên sông tuy có chảy mà không tới được nơi mô. Thu Bồn ra đi khi ngỡ như được Huế mà sao vẫn còn xa Huế đến nghìn trùng:

Chiếc cầu cong và con đường thẳng
Một đời anh đi mãi chẳng về đâu
Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu

Huế làm đày! Huế là rứa đó!

Có phải vì Huế là vùng trăng nước chứa điệu ca Hời của những nàng Chiêm Nữ váy tím, tóc cài hoa lau lách, hát mãi những điệu buồn từ thời Huế còn là Ô Châu Lạc Địa? Hay vì Huế là mảnh giang sơn duy nhất mang nặng nghiệp tình: Trái tim Chế Mân, khối tình Khắc Chung, nỗi lòng Huyền Trân vẫn còn rướm máu? Huế buồn! Nhưng nếu chỉ là nỗi buồn bi lụy như Chiêm Cung; nỗi buồn bi phẫn như Chế Triều; nỗi buồn bi tráng như Chế Bồng Nga thì rồi cũng sẽ làm cho nước non nghìn dặm đắm chìm và hào kiệt anh hùng cũng thành tan tác.

Huế muốn tồn tại, đứng vững như cả nghìn năm nay và nghìn nghìn năm sau nữa thì Huế cần phải biết sống với triết lý "sầu thoát". Nghĩa là biết buồn và biết giải thoát nỗi buồn. Sẵn sàng đón nhận nỗi buồn nhưng cũng sẽ giải thoát ra khỏi cơn buồn chứ không để nỗi buồn gặm nhấm lòng mình. Nếu đã biết "Hương Giang nhất phiến nguyệt, kim cổ hứa đa sầu -- Mảnh trăng soi giữa sông Hương, xưa nay dằng dặc nỗi buồn triền miên" thì Huế cũng biết hóa giải bằng "Huế thơ, Huế mộng, Huế tộng bộng hai đầu". Chỉ có "tộng bộng hai đầu" Huế mới không chấp trước, chấp sau, chấp đau, chấp khổ... để sống còn với bao cơn tai trời, ách nước.

Năm 1306, sự khổ đau của Huế khởi từ nỗi quặn mình của công chúa Huyền Trân lấy mình đổi đất. Huế 1884, với cả giang sơn mất vào tay giặc Pháp. Huế 1885, thất thủ Kinh Đô với hàng nghìn người chết. Huế 1904, với bão năm Thìn biến Huế thành bãi đất tang thương. Huế 1945, Nhật đảo chánh, vương triều thành biển loạn. Huế 1968, Tết Mậu Thân với bao nhiêu đổ vỡ và ly tan. Sự tang thương, mất mác đã biến Huế thành mong manh. Sự mong manh đến nỗi được ví von như "dáng liễu treo trên sợi nắng vàng!" Nét đẹp của Huế đầy ẩn dấu làm cho chính người Huế hay khách thương Huế chân đứng giữa Huế mà tâm vẫn đi tìm dáng Huế -- Ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên!

"Sầu thoát" là một hình thái triết lý mâu thuẫn mới nhất trong khuynh hướng tâm trị liệu của phương Tây vào những năm đầu thế kỷ 21. Nội dung của khái niệm nầy là "Biết cầm nắm nỗi buồn phiền bất hạnh khi nó đến nhưng không bị dính mắc với nó". Người Huế đã áp dụng "triết lý mâu thuẫn" nầy từ ngày có Huế. Cặp mâu thuẫn Huế có tụ điểm cao nhất từ ngày có trường Đồng Khánh ra đời. Đó là "...nghèo mà sang, đoan trang mà lãng mạn, cay đắng trong nụ cười, xa xôi mà gần gũi," như ý thơ của Túy Hạnh, một nàng thơ xứ Huế bên tê bờ châu Mỹ. Và Túy Hạnh còn... "tàn nhẫn" hơn khi giải thích:

Guốc mộc, em gầy, nón lá vành tre
Tóc cứ xõa mạ nghèo không uốn nổi
Áo đơn chiếc trắng ngập đườngLê Lợi
Dáng phượng hồng Đồng Khánh của tui ơi!

Tôi xa Huế gần 30 năm. Sáng nay, có người từ Huế hối viết bài cho đặc san kỷ niệm 90 năm Đồng Khánh. Tôi lười biếng, bèn làm thơ -- để tự thuyết phục mình rằng, tất cả nữ sinh Đồng Khánh trong suốt 90 năm qua đều đẹp và tất cả những ai làm thơ về Huế đều lười biếng -- vì Huế là thơ nên không cần ghép chữ gieo vần thơ cũng đã đua nhau phất phới có sẵn trên đường như áo trắng tan trường Đồng Khánh. Thi sĩ chỉ việc lang thang đi dọc theo bờ sông Hương để ngắm, để gọi tên những vần thơ đang sống. Vì không phải là thi sĩ nên tôi “lượm” một ít thơ trên đường Huế vẫn còn lác đác trong ký ức. Rồi bỗng dưng tôi đọc lại một đoạn cuối của... thơ mình và bồi hồi xúc động:

Khi ở Huế thấy Huế buồn chi lạ
Xa Huế rồi thấy Huế quá mênh mông
Trong nỗi nhớ, một cũng là tất cả
Khi yêu thương tất cả sẽ vô cùng...

Tấm lòng xa quê như thế đó, Huế ơi!

Trần Kiêm Đoàn
California, Đầu Xuân 2007
** Thơ TKĐ "Đồng Khánh Huyền Trân Xưa"

Học Vấn và Tuổi Thọ - Trần Ngọc Cư

Việc theo đuổi học vấn, "học, học nữa, học mãi", có lẽ là suối nguồn của sự tươi trẻ. Sau hằng chục năm nghiên cứu, các nhà khoa học ngày càng khẳng định rằng những người tiếp tục xử dụng đầu óc bằng cách tích cực theo đuổi học vấn sẽ sống lâu hơn, đồng thời có khả năng hơn trong việc chống lại những tác hại của tuổi già, như bệnh mất trí nhớ và chứng bơ thờ vô cảm (lethargy).

Tờ Nữu Ước Thời Báo trong số gần đây đã nêu ra luận điểm cho rằng học vấn là yếu tố rất quan trọng để sống "đẹp lão" (graceful aging). Học vấn có thể làm lu mờ các yếu tố khác như tiền tài và bảo hiểm sức khỏe trong chức năng chống già nua. Nhà nghiên cứu Michael Grossman của Đại Học Thành Phố Nữu Ước đã phát biểu: "Nếu quí vị hỏi tôi điều gì có ảnh hưởng tốt đẹp đến sức khỏe và tuổi thọ, tôi sẽ đặt học vấn lên đầu danh sách."

Hàng chục năm qua nhiều nhà nghiên cứu đã theo dõi hiệu năng của học vấn trên tiến trình lão hóa của con người. Những nghiên cứu gần đây của các nhà "kinh tế trong ngành y tế" (health economists) gần như biểu đồng tình với một triết gia sống vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, đó là Aristotle, người đã nói câu: "Việc học là thức ăn bồi bổ nhất cho tuổi già."

Vào năm 1999, một sinh viên cao học tại đại học Columbia (Hoa Kỳ) tên là Adrianna Lleras-Muney đã làm một luận án tiến sĩ, dựa trên công trình nghiên cứu năm 1969 của ba nhà kinh tế y tế, với luận cứ cho rằng đầu tư vào học vấn về lâu về dài sẽ có hiệu ứng chống lão hóa tốt đẹp hơn cả những nỗ lực của ngành y tế. Qua nghiên cứu mang tính đột phá của cô, Lleras-Muney đã phát hiện rằng khi người ta tới tuổi 35, tuổi thọ của họ có thể tăng thêm 18 tháng nếu họ chịu bỏ ra một năm để "giùi mài kinh sử" ở chốn học đường.

Những phát kiến của Lleras-Muney được bổ sung bởi công trình nghiên cứu của Ann Case thuộc Đại học Princeton (Hoa kỳ). Bà Case báo cáo rằng "cứ mỗi năm của một người đàn ông ngồi thêm trên ghế nhà trường, tử suất (mortality) của họ được giảm bớt 8 phần trăm, kết quả này phù hợp với những khám phá tại nhiều nước Âu châu. Những thăm dò khảo sát tại các nước đã và đang phát triển cũng chứng minh rằng những người có trình độ học vấn cao cũng là những người có cuộc sống lành mạnh rất đáng kể."

Học vấn và thể dục não bộ

Cũng chỉ gần đây thôi, nghĩa là khoảng hai mươi năm về trước, hầu hết các bác sĩ y khoa và các nhà nghiên cứu đều cho rằng hiện tượng lão hoá và hệ quả tai hại của nó trên não bộ là điều tất yếu, một tiến trình không thể đảo ngược. Tuy nhiên, những khám phá gần đây đã cho phép chúng ta hi vọng là con người có thể duy trì sức khỏe tâm thần đến mãn đời. Tại Mỹ, Hội Chống Bệnh Lú Lẫn Ở Người Già (Alzheimer's Association) hiện đang hỗ trợ việc tổ chức các lớp hội thảo "Bảo Trì Não Bộ" trên diện rộng cả nước, nhằm khuyến khích dân chúng luôn luôn giữ tính năng động cả về thể chất lẫn tâm thần. Các lớp hội thảo này khuyến khích người ta đăng ký vào các khóa học (courses) được tổ chức ở các trung tâm giáo dục người lớn tại địa phương, ở các đại học cộng đồng, hoặc ở các tổ chức cộng đồng khác.

Làm thế nào để trì hoãn tiến trình lão hoá? Việc theo đuổi học vấn tại các đại học giúp cho người lớn tuổi tiếp tục hoà nhập và tiếp cận với người khác, nhờ thế không còn cảm thấy cô đơn hay trầm cảm như những vị cao niên sống thui thủi một mình. Nhưng đấy mới chỉ là một yếu tố. Ngay cả việc theo đuổi các khóa học được cống hiến trên mạng lưới internet cũng có thể tác động tích cực lên nhiều phần não bộ, làm chậm lại tiến trình lão hóa, tăng trưởng ký ức, làm cho người ta năng nổ hơn về mặt tình cảm và hiếu kỳ hơn về mặt trí tuệ.

Tiến sĩ Gary Small, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lão hóa của Đại học California tại Los Angeles (UCLA) là người tạo được chỗ đứng trong lãnh vực nghiên cứu về điều mà ông gọi là "Thể Dục Trí Óc" (Mental Aerobics). (Aerobics là một môn thể dục chủ yếu là nhảy theo nhịp điệu âm nhạc nhằm tăng trưởng sức khỏe tim mạch và giữ cho dáng người thon đẹp) Dùng ngôn từ của ngành thể dục, Tiến sĩ Small có dụng ý khuyến khích mọi người tập động não để giữ cho trí óc luôn luôn ở mức minh mẫn nhất: Trên hết và trước hết, "Bạn phải mài dũa trí tuệ của mình. Thể dục trí óc sẽ huấn luyện cho não bộ tăng trưởng ký ức và hiệu năng của nó. Nếu bạn gia tăng tuổi thọ của não bộ, thì một cách tương ứng tuổi thọ của cơ thể cũng được gia tăng."

Tuần báo y học New England Journal of Medicine công bố vào năm 2003 một bản nghiên cứu tiết lộ rằng những vị cao niên nào ngoài 75 tuổi mà vẫn còn thích đọc sách báo, đồng thời tích cực trong các sinh hoạt thể lực và nghệ thuật, thì khả năng bị bệnh lú lẫn và các bệnh tâm thần khác sẽ thấp hơn.

Suốt đời theo đuổi học vấn, kết hợp với những luyện tập nhằm kích thích trí óc sẽ un đúc sự tàng trử tri thức (cognitive reserve). Small lý giải: "Điều này cũng nằm trong lý thuyết không-xài-có-ngày-mai-một (the use-it-or-lose-it theory). Nếu bạn giữ những tế bào não trong thế động, tính hiệu năng của chúng sẽ được gia tăng."


Học vấn và Bộ nhớ

Vào năm 2005 một nghiên cứu do hai vị tiến sĩ ở Toronto (Canada)-Mellanie V. Springer và Cheryl Grady- xúc tiến, tiết lộ rằng sinh hoạt lý luận và ký ức của người lớn xảy ra ở phần vỏ não dưới trán (prefrontal cortex) (1). Grady cho rằng với học vấn càng uyên bác, các vị cao niên sẽ vận dụng những vùng não dưới trán càng nhiều, nhờ thế mà bộ nhớ và óc phán đoán của họ giữ được sự sắc bén.

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng một bộ óc trây lười, cũng giống như những cơ bắp trong thân thể, sẽ thau lại vì thiếu xử dụng. Một lần nữa: Không xài, sẽ có ngày mai một (use it or lose it). Với sự nở rộ theo cấp số nhân của các trường lớp trên internet, những vị cao niên ngồi nhà cũng có thể sinh hoạt trí óc trong mọi ngành học vấn. Một cuộc thăm dò dư luận tổ chức trong năm 2006 của hãng Harris phát hiện rằng trong số 172 triệu người lớn xử dụng internet, có đến 14 triệu người tuổi đã ngoài 65. Bây giờ là lúc hơn bao giờ cả, người của mọi lứa tuổi có được rất nhiều lựa chọn trong việc theo đuổi học vấn và nhờ đó giữ được trí óc năng động và nhập thế (active and engaged) hơn là nhàn tản, trây lười.

Đi học lại

Ở Mỹ, các vị cao niên có thể được giảm học phí khi đăng ký theo đuổi học vấn trên mạng internet hay tại các trường lớp thông thường--kể cả những vị cao niên quyết lấy cho xong mảnh bằng trung học phổ thông hay bằng cấp tương đương (2). Đối với những kẻ bị dở dang học vấn ở tuổi thanh xuân, các lớp học trên mạng cho họ cơ may hoàn tất bậc trung học mà trước đây họ chỉ có thể hẹn rày hẹn mai, thậm chí có người đã lần lữa cả hàng chục năm trời mà chưa xong trung học. Ở tuổi xế chiều, khi nguời ta quyết động não để lấy cho được mảnh bằng, âu đó cũng chỉ là một cố gắng nhằm "phỉ chí bình sinh", nhằm đầu tư vào bản thân cốt làm cho cuộc sống trở nên phong phú, hơn là miệt mài để được thăng quan tiến chức.

Khi mảnh bằng không còn được dùng làm "cần câu cơm", việc học chỉ thuần trau dồi kiến thức theo định hướng chân-thiện-mỹ, nhờ thế người sinh viên có thể có nhiều hứng thú, không còn phải kêu than: "Hết nợ thi rồi đến nợ thi / Than ơi, khổ quá! Học làm gì?" (3)
Một báo cáo cuả Bộ Giáo dục Mỹ cho biết có đến 84% sinh viên bậc đại học và cao học thuộc dạng phi-truyền-thống (non-traditional), nghiã là họ không học một lèo từ trung học lên đại học. Do đó, việc trở lại học đường sau một thời gian gián đoạn để lấy cho xong bằng trung học, bằng cao đẳng, cử nhân, hay một văn bằng nào khác, cũng chỉ là một thông lệ chứ không phải là ngoại lệ.


Đối với một số vị cao niên, các chương trình thạc sĩ hay tiến sĩ có thể là những con đường giúp họ thỏa mãn ước mơ và sở thích họ ấp ủ trong đời. Trình độ hàn lâm cấp cao đặt họ trước những thách thức gang thép, đòi hỏi trí tuệ phải nhạy bén trẻ trung. Tóm tắt một câu: "Học, học nữa, học mãi" sẽ giúp cho trí óc khang kiện và giúp tăng tuổi thọ của con người. Học vấn là một yếu tố rất quan trọng cho một đời sống lành mạnh và dài lâu .

Trần Ngọc Cư
(Viết theo báo Mỹ)


(1) Mãi cho đến 25 tuổi, phần vỏ não dưới trán (prefrontal cortex) của con người mới phát
triễn đầy đủ. Những sinh hoạt lý luận, phán đoán, ký ức xảy ra ở vùng não dưới trán. Vì vùng não này chưa phát triễn đầy đủ ở tuổi vị thành nhiên, các thanh thiếu niên thường phạm những lỗi lầm do thiếu phán đoán.


(2) Mặc dầu giáo dục trung học Mỹ miễn phí cho đến hết lớp 12, vẫn có một thiểu số học sinh bỏ học (dropouts) vì lý do này hay lý do khác.

(3) Xuân Diệu, "Giới Thiệu," Thơ Thơ.

Tuesday, March 20, 2007

Vũ Văn Ước: “đưa người ta, không đưa qua sông” -Giao Chỉ

Lịch sử không phải chỉ là chuyện 4,000 năm trước. Đôi khi, lịch sử ngồi bên cạnh ta. Hăy hỏi thăm, lịch sử sẽ trả lời, bởi vì́ mỗi cuộc đời là một câu chuyện lịch sử.

Câu chuyện phi công già Vũ Văn Ước đưa đám ma Pilốt Air “Marốc” Mai Văn Hạnh ngay tại Orange County mấy năm trước đă làm tôi mất ngủ. Câu thơ của Thâm Tâm vốn là lời than thở của ái tì́nh mà sao lại vận vào chuyện đưa đám tang chiến hữu. Mai Văn Hạnh từ Pháp qua chơi Hoa Kỳ, chết ngày 31 tháng 8-2001, hưởng thọ 73 tuổi.

“Đưa người ta, không đưa qua sông. Sao có tiếng sóng ở trong ḷòng.”

Nhưng mà Vũ Văn Ước là ai? Mai Văn Hạnh là ai?

Thưa quí vị, nếu quí vị tuổi trẻ tài cao sẽ không biết chuyện anh em chúng tôi. May ra quí vị xồn xồn và thất thập bất lão mới biết danh tiếng các bạn chúng tôi. Ai là người ra đi và ai là người đưa đám.

Mai Văn Hạnh là Pilot Không Quân Việt Nam từ thời kỳ sĩ quan quốc gia cọ̀n đeo lon gạch vàng và mặc quần xoọc trắng. Thời thế thay đổi, các sĩ quan trẻ của Không Quân như Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh đi Tây từ sớm. Các bác phần đông ở lại Paris lấy vợ đầm đẻ con lai. Cả mẹ lẫn con đều mắt xanh, tóc vàng sợi nhỏ. Lê Quốc Túy xuất quân chỉ có cặp lon chuẩn úy nhưng sau này lại thành lănh tụ. Còn Mai Văn Hạnh, ra trường thiếu úy gốc Tây lai sau này theo tướng Hinh về Pháp.

Nếu ở Việt Nam tài hoa như Mai Văn Hạnh có thể lái Air Việt Nam. Nếu ở Pháp khéo xoay sở có thể lái Air France. Nhưng bác Hạnh vợ đầm quay ra làm phi công hàng không dân sự cho Air Marốc và Air Algérie. Chuyện thật mà cứ như đùa.

Sau 30 tháng 4-1975, hai chàng cựu Không Quân Việt Nam Cộng Hòa tại Pháp lại trở thành các tay anh hùng chống cộng thứ thiệt. Họp với lănh tụ sinh viên Trần Văn Bá, anh em tổ chức Mặt Trận Thống Nhất tìm đường Phục Quốc. Dân Việt chống cộng ở Paris tuy không nhiều, nhưng đă nói là làm. Lê Quốc Túy ở lại lo đầu cầu. Trần Văn Bá về Đông Nam Á xâm nhập miền Tây theo ghe thuyền từ Cam Bốt, Thái Lan. Chiến khu ba biên giới có 300 chiến binh đă thực sự lọt cả vào ngả Cà Mau, Minh Hải cả trăm tay súng.

Mai Văn Hạnh từ biệt vợ con về bằng máy bay qua Tân Sơn Nhất mang thông hành quốc tịch Pháp. Việc lớn chưa thành thành́ Bá bị bắt ở miền Tây và Hạnh bị bắt ngay tại SàiGòn. Lê Quốc Túy lửa đốt trong lòng, chạy đôn chạy đáo ở Paris. Đảng viên bị bắt rất nhiều người kể cả em ruột của Túy là Lê Quốc Quân.

Phiên tòa xử tại Sài Gòn ngày 17 tháng 2-1976 trong nhà quốc hội cũ trên đường Catinat, Cộng sản bắc cả loa ra ngoài cho dân chúng ngồi coi. Dân “Ngụy” Sài Gọ̀n ngồi cả ngày dài chờ đợi. Từng khuôn mặt đau thương nước mắt khóc thầm chảy xuống con đường Tự Do cũ. Tiếng thở dài giữ trong lồng ngực. Hình ảnh Video một thời vẫn cọ̀n được lưu giữ ở hải ngoại qua nhiều hăng truyền hì́nh quốc tế. Khi bản án tử h́nh và chung thân đọc lên, một người hô to
Việt Nam Cộng Hòa muôn năm.” Công an lấy tay bịt mồm. Hình ảnh hào hùng và đau thương vẫn cọ̀n thấy rõ.

Ngồi xem TV tại Quận Cam, Vũ Văn Ước tưởng chừng trái tim tan vỡ. Ngày xưa, Ước và Hạnh là bạn cùng bay trên vùng trời bao la. Bây giờ ngồi đó bất lực nghe tin bạn bị lên án tử h́nh.

Đó là chuyện Pilốt Air Marốc Mai Văn Hạnh.

Bây giờ là chuyện Pilot Air nhà binh của bác Vũ Văn Ước. Ông Ước vào Không Quân từ 1951, khóa sĩ quan đầu tiên học tại Nha Trang. Từ máy bay bà già, bay lạnh cẳng cô đơn trên trời Bắc Việt rồi đến bay trực thăng, khu trục và phản lực.

Vũ Văn Ước trở thành sĩ quan phi công trẻ của Việt Nam duy nhất được bổ nhiệm ra Bắc vào đầu thập niên 50, lúc quân ta cọ̀n làm việc với Không Quân Pháp.

Tuy phải thuyên chuyển về Bắc nhưng dù sao anh sĩ quan trẻ cũng là một lần trở lại quê nhà để có dịp kết duyên với một cô gái hàng Đào, người mà chàng Pilot hào hoa vẫn cọ̀n chung thủy cho đến ngày nay.
Chuyện đời Không Quân ái tì́nh thì lăng ba vi bộ, cọ̀n máy bay thì́ cũng bị rớt đôi ba lần. Cả hai chuyện đều không nhớ hết. Đối với Vũ Văn Ước chuyện tì́nh ái và bay bổng là chuyện ngày xưa.

Thời kỳ đó, gia đ́nh bên ngoại có một ông anh vợ tên là Phạm Văn Thường bỏ nhà ra đi biệt tích bên trời Âu từ lúc cọ̀n thiếu niên. Phần ông Vũ Văn Ước sau Geneve 54 đem vợ Hà Nội vào Sài Gọ̀n rồi gửi trọn một đời cho Không Quân Việt Nam. Đó cũng là giai đoạn chia tay với bạn Không Quân Mai Văn Hạnh. Tính bay bổng thắm thiết nhưng rồi mỗi người theo một phương trời.

Sau hơn 20 năm chinh chiến, ông Đại tá Vũ Văn Ước có lần bay phi vụ Bắc phạt ra Vĩnh Linh vào thời kỳ làm chỉ huy trưởng Liên đoàn Tác chiến. Sau, ông về làm tư lệnh Không đoàn 62 tại Nha Trang. Không đoàn này cải tổ thành Sư đoàn 2 Không quân đảm trách toàn thể không phận Vùng 2 Chiến Thuật. Ông là tư lệnh đầu tiên của SĐ2KQ được một thời gian chưa kịp gắn sao, thì́ về làm Đại tá Giám đốc Bộ chỉ huy Hành quân Không quân tại Sài Gọ̀n.

Trong thời gian ở miền Nam có chuyện gia đ́nh đặc biệt éo le đă xảy ra mà sau này mới biết. Số là người anh vợ lưu lạc giang hồ từ Pháp về Việt Nam nay đă thành Đại tá Phạm Văn Thường thuộc Bộ Tổng Tham Mưu. Hai đại tá Không Quân và Bộ Binh đă từng có lúc bắt tay nhau mà không biết có liên hệ chặt chẽ chừng nào. Ông Thường bỏ nhà ra đi từ nhỏ tưởng gia đ́nh thất lạc hay là cọ̀n ở ngoài Bắc. Cô em gái là vợ Đại tá Ước thì tưởng là ông anh đă chết từ lâu ở phương trời Âu Á. Hai công tử Hà Nội bắt tay nhau ở Sài Gọ̀n mà cứ như người xa lạ.

Vật đổi sao rời, tháng 4-1975, gia đ́ình Đại tá Ước di tản và định cư tại Westminster. Đại tá Thường ở lại, đi tù cải tạo và sau đó vượt biên rất muộn phải ở lại trại tỵ nạn Đông Nam Á trong nhiều năm dài. Sau cùng ông Thường qua Mỹ hoàn toàn cô đơn, được một hạ sĩ quan người Việt gốc Hoa, trước làm thợ điện cho ông thầy, nhận bảo lănh. Chú hạ sĩ quan ngày xưa nay là chủ tiệm vàng cư ngụ tại thị xă Westminster.

Rồi vào một buổi chiều buồn, Giao Chỉ tôi được tin, chiến hữu Phạm Văn Thường chết tại Quận Cam. Thân quyến không có một người. Anh em Tổng Tham Mưu cũ họp nhau đưa đám Đại tá Thường về nơi vĩnh cửu. Sau lễ hỏa thiêu, tro tàn để tại nghĩa trang Quận Cam.

Tôi đọc bài điếu văn than cho phần số của ông đại tá già chết cô đơn không người thân nhỏ lệ bên linh cữu. Sau đó báo tin về cho vợ con tại quê nhà.

Và cũng tại Sài Gọ̀n, thân quyến của ông Thường ở Hà Nội có dịp liên lạc được với vợ con. Đường giây nối qua cô em gái là vợ ông Đại tá Ước ở Westminster. Khi ông bà Ước tì́m được ông đại diện Giao Chỉ ở Bộ Tổng Tham Mưu thì́ chỉ cọ̀n một đường ra thẳng nghĩa trang mà làm lễ cầu siêu.

Đất nước điêu linh, chiến tranh chia cắt. Hai anh em Bắc Kỳ cùng ở Sài G̣n 20 năm mà không biết để gặp nhau.

Đất nước Ḥòa Bì́nh, quốc gia thống nhất, mà sao cả hai anh em đều phải bỏ nước lưu lạc đất khách quê người. Cùng cư ngụ ở thành phố Westminster nhỏ bé bằng bàn tay trên 10 năm không gặp nhau.
Sau khi ông anh đă chết thì́ cô em gái ngồi xe lăn mới được ông em rể đẩy ra nghĩa trang thăm nơi yên nghỉ sau cùng. Bà Ước bị đau đă phải ngồi xe lăn trên 10 năm nay. Nếu ở nhà thì́ bà có thể xoay sở lấy, khi cần ra ngoài th́ì có Pilot Vũ Văn Ước lái xe lăn.

Trong hơn 10 năm qua, chàng Pilot già dọc ngang không biết trên đầu có ai, nay đă thành một tay đầu bếp và nội trợ số một của miền Nam California. Bài ca hay nhất chàng hát mỗi buổi tối là bài
Em ơi hăy ngủ, anh hầu quạt đây.”

Cuộc đời của bác Ước nhà ta tưởng chừng sẽ không cọ̀n nhiều bể dâu thiên hạ sự, nào ngờ lại có dịp gặp lại bạn xưa Mai Văn Hạnh.

Số là các anh chàng Phục Quốc từ Pháp về Việt Nam bị án tử h́nh thì Trần Văn Bá cùng các tử tội khác đều đă bị xử bắn vào 8 tháng 1-1985. Riêng Mai Văn Hạnh vào giờ chót vì là công dân Pháp được tổng thống và chính phủ can thiệp nên chỉ ở tù. Sau cùng đă được trả tự do về Pháp.

Chuyện sống chết của Mai Văn Hạnh quả thật hết sức đặc biệt. Sau khi bản án tử h́nh công bố, hai cô con gái lai của bố Mai Văn Hạnh đă hết lọ̀ng đấu tranh cho sinh mạng của cha. Các cô con gái hoàn toàn không biết việc ông Hạnh về nước bị bắt. Vẫn tưởng cha cọ̀n bay cho hàng không Algérie. Cho đến khi TV Pháp chiếu phiên xử án, Chính phủ, quốc hội, báo chí và các hăng hàng không dân sự đều lên tiếng xin Hà Nội tha cho Mai Văn Hạnh.

Cuối năm 84, Hà Nội vẫn cương quyết từ chối.

Vào đêm giao thừa 1985, tổng thống Pháp đọc bản văn chúc mừng quốc dân năm mới đă yêu cầu toàn dân cầu nguyện cho một người Pháp sắp bị Hà Nội xử tội tử hì́nh.

Tám ngày sau, trong khám Chí Hòa, cộng sản bắn ba tử tội. Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch.

Bá là con nhà cách mạng Trần Văn Văn đă bị ám sát chết tại Sài G̣n trước 1975. Lê Quốc Quân là em của Lê Quốc Túy. Và Hồ Thái Bạch là người đă cất tiếng hô “Việt Nam Cộng Ḥa muôn năm” trong phiên tòa.

Riêng Mai Văn Hạnh xuống án chung thân khổ sai và được thả tự do sau vài năm.

Nhưng rồi ngày tháng trôi qua, cũng như biết bao nhiêu số mệnh của các anh hùng cứu quốc, vợ con chung thủy có thể đợi chờ và cũng có thể không chờ đợi măi măi.

Nhân một chuyến du hành từ Pháp qua Mỹ, Mai Văn Hạnh bây giờ lại cô đơn gặp chiến hữu Vũ Văn Ước tại Quận Cam. Anh em đă ca bài “Tha hương ngộ cố tri – Xa quê gặp bạn cũ.”

Bẵng đi vài tuần lễ, chợt có chú em của Hạnh điện thoại báo cho bác Ước biết là anh Hạnh đă đi rồi.

Đi đâu? Vũ Văn Ước hỏi lại. Người em trả lời: “Anh Mai Văn Hạnh đă chết rồi.” Đành rằng đă có sống là phải chết. Có sinh là có tử. Nhưng con người đă bị cộng sản Hà Nội lên án xử tử mà không chết, lẽ nào đi chơi Hoa Kỳ lại lăn ra chết.

Nhưng đó là sự thật. Ông Ước tạm biệt bà vợ đang ngồi xe lăn, tất tả chạy đi đưa đám ma Mai Văn Hạnh.

Đám ma người anh hùng Không Quân Phục Quốc hết sức thê lương và trống vắng. Nhưng theo đúng những nguyện người quá cố dặn lại chú em:

Xin ai đừng hỏi vợ con thân quyến đâu cả. Sẽ không ai trả lời.
Bạn bè có thể rất đông nhưng không cho ai biết.
Đồng bào có thể rất đông nhưng không cho ai hay.
Di hài đem hỏa thiêu nằm trong quan tài bằng b́ìa cứng.
Đặt trên chiếc xe đẩy.
Không có lá quốc kỳ thì́ làm gì́ cọ̀n nói đến lễ phủ cờ.
Vàng hương cũng chẳng có.
Một vài người thân hữu xa gần lốc thốc đi theo.
Người anh hùng sống đă vô danh và chết cũng vô danh.

Đại tá Vũ Văn Ước đă từng là Tư lệnh Sư đoàn 2 Không quân trong vùng trời lửa đạn. Ngày xưa tuần nào mà chẳng có ngày đi đưa đám phi công và chiến hữu. Nhưng đám ma quân đội là phải lễ nghi quân cách đâu ra đấy. Bây giờ sống ở xứ sở văn minh hùng cường, phương tiện thiếu ǵì Thế mà trở đi trở lại, có đám ma ông anh vợ hết sức cô đơn thì ông lại đến muộn. Cònn đám ma bạn thân một thời bay bổng từ Á châu đến Âu châu, nay trời tạo cơ duyên hạ cánh lần chót ở Hoa Kỳ thì́ lễ an táng cực kỳ đạm bạc.

Có lẽ số của Pilot Air Marốc Mai Văn Hạnh là số của người tử tội sống thêm. Vì vậy, cái chết của ông cũng chỉ khá hơn bạn Phục Quốc Trần Văn Bá bị vùi dập sau loạt đạn xử án tử h́ình tại bức tường đẫm máu trong trại giam Chí Họ̀a.

Đó là lý do tại sao câu chuyện đi đưa đám ma người anh hùng Phục Quốc của bác Vũ Văn Ước đă làm tôi mất ngủ. Nhưng rồi nói lại cho cùng, tang lễ linh đ́ình để mà làm gì́. Không lẽ đă là đồng chí của Trần Văn Bá nhưng may mắn sống thêm được 20 năm, Mai Văn Hạnh đâu phải chỉ chờ đợi một đám tang huy hoàng hơn người tử tội chiến hữu một thời.

Đành phải coi như Pilot già Vũ Văn Ước đại diện toàn thể Không Quân Việt Nam tiễn đưa Mai Văn Hạnh.

“Đưa người ta, không đưa qua sông. Sao nghe tiếng sóng ở trong ḷòng.”

Nhưng ông Ước nhân chuyện đám ma cọ̀n nhắc lại biết bao nhiêu là hy sinh gian khổ của các bạn thân một nhà toàn Pilot.
Mai Văn Hạnh có các em là Mai Văn Hiền, Mai Văn Hải đều là không quân và đều đă hy sinh.
Nhà họ Bùi có Bùi Quang Các, Bùi Quang Ninh và Bùi Quang Đài cũng đều là dân bay bổng và đă không cọ̀n nữa. Chết hết trong chiến tranh. Nhà họ Dương có Dương Thiệu Hùng, Dương Thiệu Cường và Dương Thiệu Ân thì́ hai anh đă hy sinh chỉ cọ̀n em ở Florida.

Ông Ước nói rằng, như vậy không quân chúng tôi hy sinh trước 75 và lại c̣òn có các bạn tiếp tục đánh sau 75. Vậy Bộ Tổng Tham Mưu của các ông đă thấy đủ tài liệu để ghi lại chưa?

Vâng thưa bạn, tin tức như thế là quá đủ rồi.
H́nh như tôi đă kể cho quí vị một câu chuyện quá buồn. Bây giờ xin chữa lại.

Pilot Air nhà binh Vũ Văn Ước năm trước bị đau tim đă Email loan báo đi bốn phương trời. “Cầm bằng gửi gió cho mây ngàn bay.” Chàng đă xa con số 70 và gần con số tám chục rồi. Bây giờ đi đâu mà chẳng được. Nhưng rồi Email lại tới tấp loan báo tin bác vẫn KA RA OK.

Mỗi khi bác lên San Jose, Pilot phản lực Vũ Văn Ước đều khoe chuyện tề gia nội trợ, săn sóc cho vợ hiền làm cho cánh đàn ông ở San Jose hết sức vất vả bởi vì không thể nào theo kịp. Ông kể thành tích nấu cơm, rửa bát rồi ông ca tụng đàn bà nên mỗi chuyến viếng thăm của bác Ước thhì quí bà chào đón nhưng lại là cơn ác mộng của qúi ông.

Nhưng vào ngày 23 tháng 7-2006, chúng tôi vẫn can đảm mời Pilot già Vũ Văn Ước lên tham dự 30 năm hội ngộ tại Kobe. Ông sẽ hát bài ở đời “Không có ǵì đẹp bằng t́ình yêu hai chúng ta,” ông sẽ đưa em trên
Đường về Miền Bắc.”

Ôi, người phi công anh dũng muôn đời đă dành trọn vẹn phần cuối của kiếp phù du với 13 năm qua lái xe lăn cho vợ. Hơi thở t́nh yêu cuối đời sẽ
cho ông sống măi trăm năm

Giao Chỉ - San Jose 2006
(Xin Cám ơn Ong Anh Giao Chỉ--Và xin Anh tha lỗi -- Bài này đã nhặt được trên e-mail..)



Monday, March 19, 2007

Cái duyên Nam Bắc - Nguyễn Hữu Huấn

(Nhặt được trên e-mail, truyện chẳng dính gì tới Huế ráo trọi))
Khi ngồi viết những giòng chữ này thì vợ cháu đang ngủ say sưa trên giường. Nhìn đôi chân dài thườn thượt của bà thò ra khỏi chăn, tự nhiên cháu bật cười. Thì ra vợ cháu cũng thuộc loại…chân dài ra phết, cao xấp xỉ 1,70 mét chứ chẳng phải chơi. Năm ngoái gặp lại đám bạn cũ cùng binh chủng, trong lúc chụp ảnh chung bỗng có thằng la lớn : „Chúng mày ơi ! đứng bên cạnh bà này chắc ông phải kiễng chân lên mời xứng!", làm vợ cháu ngượng chín người. Nghe nói bên Việt Nam bây giờ người ta tung hô tán tụng „những cô gái chân dài" dữ lắm, làm phim, lên ảnh, quảng cáo rùm beng, làm các cô cứ tưởng mình là cái rốn của vũ trụ không bằng. Có điều lạ là hầu như các mợ toàn là gốc miền Bắc, nói năng giọng Bắc, nhìn đời với con mắt người Bắc và cư xử thì cứ „tự nhiên như người Hà Nội".(Bật mí cho các cụ nhé: bây giờ thì đa số các mợ Hà Nội chính gốc đã thi nhau làm „con chim đa đa" bay qua xứ khác lấy chồng xa hay đi kiếm cơm hết ráo, còn lại toàn là gốc Hà-Nam-Ninh hay Thanh-Nghệ-Tĩnh lên Hà Nội lập nghiệp).


Hay là ông Trời sinh ra người càng ở vùng phương Bắc thì da càng trắng, mũi càng cao và chân càng dài, cứ nhìn mấy ông Tây bà Đầm là biết ngay. Thế nhưng "bà già chân dài" vợ cháu lại là dân Nam kỳ tuốt luôn tận phương Nam, là thứ Nam kỳ chính hiệu con nai vàng, quê Cái Bè, nội Cái Răng, ngoại Cái Dồn. Hoá ra „mũi cao, chân dài" đâu phải độc quyền của các mợ Bắc Kỳ 75, các mợ nhờ „tàn dư đế quốc" nên chỉ mới xuất hiện sau này thôi, chứ ngay trong „thời kỳ chiến tranh" cách đây mấy mươi năm thì „mũi cao, chân dài" như Nam kỳ vợ cháu đã nhởn nhơ đầy đường. Đúng là một cọng giá „thời kỳ chiến tranh" vẫn hơn một gánh rau muống „thời kỳ hoà bình đổi mới "!

Bố mẹ cháu sinh cháu ra tại miền Bắc, học hành và lớn lên cùng với gia đình trong miền Nam, để rồi trưởng thành tận ngoài miền Trung. Từ những tính chất của ba miền đã hợp lại tạo nên cháu thành một thứ „hẩu lốn": như canh chua nấu với...rau muống, giá sống ăn với...bún riêu, nhậu bia với ché mà lại chấm với ...xì dầu. Thế nhưng cái bản chất Bắc kỳ vẫn là cái cốt lõi trong con người cháu từ lúc sơ sinh, vẫn Bắc kỳ rau muống mắm tôm, Bắc kỳ truyền thống, Bắc kỳ muôn thuở...Nhưng ông Trời oái oăm lại sai ông Tơ bà Nguyệt xe duyên cháu làm thằng tù khổ sai chung thân cho một bà vợ Nam kỳ quốc. Lạ thật ! Duyên hay nợ đây Trời !

Hồi còn bé, thú thật cháu chẳng ưa gì Nam kỳ. Còn ghét, còn hận nữa là khác. Chuyện cũng dễ hiểu thôi : lần đầu cắp sách đến trường tiểu học Bàn Cờ ở quận 3, Sài Gòn, chỉ có cháu với một thằng nhô nữa là Bắc kỳ. Thằng này có hàm răng đưa hơi xa ra phía trước, mà văn chương Bắc kỳ gọi là „vẩu", còn Nam kỳ gọi đơn giản và rất tượng hình là cái "bàn nạo dừa". Bố nó (không vẩu tí nào) rất thân với bố cháu (cũng chẳng có bàn nạo dừa) vì cả hai gia đình cùng đi chung chuyến tàu "há mồm" vào Nam năm 54. Hai thằng Bắc kỳ con nhất định ngồi cạnh nhau tạo thế liên hoàn "dựa nhau mà sống" trong cái lớp học 27 trự Nam kỳ con. Bọn chúng hè nhau trêu chọc, ăn hiếp hai đứa chúng cháu. Mỗi lần ra chơi hai thằng Bắc kỳ con luôn tìm chỗ ít người mà đứng để khỏi nghe bọn Nam kỳ đọc thơ chọc quê chửi bới. Thằng Vọng, đứa đầu xỏ và to con nhất đám (bây giờ đang ở Canada) leo lên cây vú sữa giữa sân, đọc thơ rang rảng:
„ Bắc kỳ ăn cá rô cây
Ăn nhằm lựu đạn...chết cha Bắc kỳ "
Một thằng khác sẵn giọng phụ họa :
„ Có cái thằng nhỏ nó „đao" làm sao
Lỗ đ. nó dính cái cọng „rao",
Người ta ai mà kỳ như „dzậy" ?
Thế là cả bọn đồng loạt chỉ ngay vào bọn cháu rồi rống lên : „Thôi rồi ! Bắc kỳ, Bắc kỳ !"

Cháu tủi thân lắm ! Ôi thôi ! buồn da diết, buồn vô biên, buồn phát nghiền!

Về nhà hỏi mẹ tại sao gia đình mình lại vào đây làm quái gì để chúng nó trêu con suốt ngày. Mẹ cháu rướm nước mắt, xoa đầu cháu giải thích đơn giản :
- Tại vì người ta đánh nhau quá nên gia đình mình phải "ri cư " vào đây con ạ ! Thôi chịu khó đi con, mẹ biết làm sao bây giờ !
Nào đâu đã hết, chúng nó còn hè nhau tụ tập trước cửa nhà cháu. Mẹ cháu cầm chổi lông gà ra đuổi. Chẳng đứa nào sợ, trái lại còn tru tréo to hơn. Chợt thấy hàm răng của mẹ cháu nhuộm đen ngòm và bóng loáng, thế là chúng nó cứ thế mà gào :
„ Bắc kỳ ăn cá rô cây
Ăn nhằm cục c. , hàm răng đen thùi "
Trong gia đình, chỉ có bố cháu là chẳng thằng Nam kỳ con nào dám giỡn mặt. Có lẽ nhờ khuôn mặt có oai hay nhờ đôi mắt nghiêm khắc của ông, mà chúng sợ một vành không dám trêu chọc một lời ?


Ngày tháng qua mau, cứ thế mà đám Bắc kỳ "ri cư", trong đó có gia đình cháu, vẫn sống phây phây trên mảnh đất Nam bộ lạ hoắc nhưng trù phú này. Những cảnh chọc quê dần dần biến mất, bạn bè nhiều hơn, trong đó dĩ nhiên không ít đứa Nam kỳ. Đứa Sài Gòn chính tông, đứa Sa Đéc, đứa Vĩnh Long, đứa Mỹ Tho, Cần Giuộc...Nhưng đứa nào cũng chửi cháu là "thằng Bắc kỳ lắm mồm". Không "lắm mồm" chứ để chúng mày ăn hiếp ông hả ? Nghĩ cho cùng, không "lắm mồm" thì đâu còn là Bắc kỳ nữa ! Thứ "lắm mồm" được việc, "lắm mồm" nghe vẫn bùi tai, "lắm mồm" dễ mến, thiếu thì nhớ, vắng thì mong, "tay chơi" nhưng vẫn "chân tu", gái Nam kỳ cứ thế mà..."lắc lư con tàu đi".

Càng lớn lên cháu càng khoái Miền Nam, khoái Sài Gòn, nơi dễ có nhiều bạn, mà bạn lại không tồi. Nơi đó có dừa xiêm dzú sữa, có chè đậu xanh bột báng nước dừa, có bánh bèo trét mỡ trắng phau phau, có nước mắm đường ngọt lịm, có cá bống trứng kho tiêu, có trái cóc ngâm đường cắm que cà rem chấm muối ớt, có quán cơm bà Cả Đọi, có cả những con đường hẻm ngoằng nghoèo dẫn đến nhà ...chị Tình. Miền Nam và Sài Gòn thật trong veo khoáng đạt, không tự tôn như cái Bắc kỳ đã có sẵn từ bẩm sinh trong bụng cháu, không rườm rà "màu mè ba lá hẹ", chân thành thật thà, thẳng ruột ngựa, không làm vẫn có ăn, chơi xả láng sáng về sớm, để rồi vẫn cứ yêu người, yêu đời.

Có lẽ cũng cùng một cảm nhận như thế nên đám Bắc kỳ "ri cư" chúng cháu mới vào Nam chỉ có cái quần xà loỏng trên "tàu há mồm" đã lợi dụng thời cơ hè nhau tung ra dành dân chiếm đất khắp cõi Nam bộ, mà lại ăn nên làm ra trên mọi lãnh vực, trong đủ tầng lớp xã hội, nhất là vùng Sài Gòn Gia Định và các vùng phụ cận, chỗ nào làm ăn ngon lành thuận lợi là mấy mợ Bắc kỳ rau muống sang tay hàng loạt, ngoại trừ phía bên trong chợ Bến Thành và vùng Chợ Lớn, vì chẳng thèm "kèn cựa" với các chú Ba. Đã bảo rồi mà...: " Bà đã nàm thì nàm thật chứ không thèm nàm nấy ne, nàm nấy nệ !"

Từ sau năm 75 thì Bắc kỳ lại càng ăn trên ngồi trốc, các cụ không tin cứ mở cái máy "dzô tuyến chuyền hình" hay cái "ra dzô" ra thì thấy liền, các "xướng ngôn dziêng" hầu như "chăm phần chăm" đều là Bắc kỳ, không cậu thì mợ. Còn các mợ tiếp dziêng "E Việt Nam", mợ nào mợ nấy đều khoe "em người Hà Lội" hết ráo ! Chẳng biết tại "dziêng dzáng" hay "phe đảng" ?

Bố cháu trái lại, cái chất Bắc kỳ đã ăn vào máu, thấm vào cốt lõi xương tủy của ông từ bao đời, nhất quyết bắt anh em cháu phải thi vào trường Chu Văn An (CVA), con em gái phải thi bằng được vào trường Trưng Vương, toàn là những trường nổi tiếng từ miền Bắc, kéo theo các thày cô "ri cư" vào Nam. Phần vì bố cháu là cựu học sinh trường Bưởi, phần vì ông cũng có chút thiên kiến và ít tin tưởng vào các trường miền Nam như Petrus Ký hay Gia Long. "Mình dân Bắc thì phải học trường của người Bắc, chúng mày đừng có bàn với bạc lôi thôi !", bố cháu phán cứ như đinh đóng cột.

Mà lạ thật ! Vào học Chu Văn An mới thấy toàn đám học sinh Bắc kỳ, le que vài trự Nam kỳ lạc lõng vô duyên, đếm chưa đủ mười đầu ngón tay đã hết đứa Trung kỳ. Cho đến các thày đa số cũng lại Bắc kỳ nốt, từ thày hiệu trưởng Dương Minh Kính đến thày thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Còn bên Petrus Ký thì ngược lại, hầu hết Nam kỳ. Hóa ra vung nào thì vẫn cứ đi tìm nồi nấy, hay hoặc giả có chính sách của chính quyền thời đó hay không ? Chẳng thành vấn đề, chỉ biết bọn Nam kỳ Petrus Ký châm biếm đổi tên Chu Văn An thành ...Chết Vì Ăn ! Cháu tức máu trả đũa, rằng chúng mày ghen ông vì chúng mày chiêm ngưỡng các em Bắc kỳ Trưng Vương mà thèm nhỏ dãi, nhưng sờ vào thì chúng mày sẽ thành con dế mèn để các em Bắc kỳ thọc cọng nhang sau gáy thổi quay vòng vòng ! Tức quá, mấy trự Petrus Ký chỉ biết "ngậm ngùi" đồng ca bản "Khúc nhạc đồng quê" rằng thì là :
"Quê hương tui Bắc kỳ nhào dzô quá trời
Bên bờ sông bên bờ ao...trồng rau muống !"
Hay cũng là : "Quê hương tui cái mùng mà kêu cái màn !...."


Thôi thì cũng đúng thôi ! Mấy trự Nam kỳ hay Trung kỳ chỉ cần nghe một mợ Bắc kỳ uốn éo ra chiêu vài đường lưỡi thì đã nhũn như chi chi, mắt trợn ngược, mồm há hốc, quên luôn cả tên họ mình. Chỉ có trai Bắc kỳ mới trị nổi các mợ Bắc kỳ thôi ! Này nhé, các cụ cứ chịu khó nhìn chung quanh đi, cứ một trăm trự Nam kỳ chưa chắc có được một trự vớ được một mợ Bắc kỳ. Tìm mỏi con mắt mới có một trự "diễm phúc" bế được một mợ mang về nhà thì bảo đảm suốt cuộc đời còn lại chỉ biết bốn chữ "gọi dạ bảo vâng", răm rắp tuân lệnh bà, chẳng bao giờ còn nhìn thấy mặt trời, mặc dù suốt ngày ngửa mặt than Trời ! Đấy mới chỉ là các mợ Bắc kỳ 54 thôi nhé ! Gặp cỡ các mợ 75 hay các mợ quê quán Hà Đông hay Bắc Ninh "...cầm roi dạy chồng" thì ôi thôi ! cái te tua nó kéo luôn theo cả tông ti họ hàng, suốt đời hưởng "cái thú đau thương", nghe chửi cứ tưởng nghe...hát.

Hỡi các chú Nam kỳ hậu sanh: chớ chơi dại! Đừng nghe ông Phạm Duy hát bài "Cô Bắc kỳ nho nhỏ" mà ham, lừa đấy ! Gặp Nam kỳ thì cái "nho nhỏ" kia sẽ phình to hơn cái vại, mà cái vại có nanh ! Ngược lại, một cậu Bắc kỳ rau muống quơ được một cọng giá Nam kỳ "đem về dinh" –vụ này nhiều lắm- thì cứ như "rồng thêm cánh", như "diều gặp bão", như lái ô tô không cần Navigation... cả đời có người "nâng khăn sửa túi" không công. Hóa ra hôn nhân cũng có quy luật đấy chứ :
Chồng Bắc kỳ + vợ Bắc kỳ = Vợ chồng đề huề, nếu biết cách
Chồng Bắc kỳ + vợ Nam kỳ = Chồng phây phả, phè cánh nhạn.
Chồng Nam kỳ + vợ Bắc kỳ = Chồng te tua, lưng còng.


Nhưng đã là "luật" thì bao giờ cũng có "luật trừ", nghĩa là cháu không dám vơ đũa cả nắm đâu, với lại cháu chỉ lợi dụng cái "tự do ngôn luận" trên xứ người, xin bàn bậy vài chữ ngu ngơ để các cụ trong lúc "trà dư tửu hậu" đem ra trước là mua vui, sau là cho bớt chút căng thẳng trong cái cuộc đời ... đen như mõm chó này. Xin lỗi các cụ, nẫy giờ nói loanh quanh mãi, bây giờ cháu xin trở lại chuyện của cháu.

Bố cháu nghiêm khắc lắm và dĩ nhiên giáo dục con cái theo truyền thống Bắc kỳ. Đã có gốc có ngạnh, có cả sự nghiệp bề thế trong Nam nhưng vẫn...thờ cơm Bắc kỳ, vẫn lễ phép Bắc kỳ, vẫn giữ giọng nói Bắc kỳ và thậm chí còn ra lệnh, dâu rể cũng phải...Bắc kỳ ! Mỗi lần cháu dẫn bạn gái về nhà, bố cháu liếc mắt một cái là biết ngay cô nàng Bắc hay Nam. Có một ông bố tinh đời như thế đôi khi lại...phiền. Với một mợ Bắc kỳ, bố cháu thân mật tươi cười "Cháu vào nhà chơi ! bố mẹ cháu khỏe mạnh không ?", cứ làm như quen biết từ lâu vậy. Gặp cô ả Nam kỳ thì lạnh nhạt khinh khỉnh "Không dám, chào cô !" Cô bạn gái Nam kỳ mặt nghệt ra thưởng thức văn chương Bắc kỳ, còn cháu nghe qua mà thốn từ dạ dầy đến ruột non. Nghe Bắc kỳ chê, nghe Bắc kỳ chửi, mà cứ tưởng mình đang nghe thơ phú hay nghe nhạc êm dịu mới chết chứ ! Nếu quen cô nào Trời sinh có mấy cái vòng hơi...sexy một tí, Bắc cũng như Nam, cháu phải dấu biệt vì sợ lựu đạn nổ tung trong nhà. Điệu này coi bộ hơi khó sống. Thôi thì Bắc Trung Nam cũng một nhà, hạnh phúc lứa đôi đâu phải do thằng hàng xóm, mà là do chính mình. Thế rồi cháu đã từng hạ quyết tâm với bố: lấy vợ Bắc kỳ, cho phải đạo làm con. Em nào Bắc kỳ, rước về nhà cho bố xem mặt mà bắt hình dong (cứ như đi mua gà chọi). Em nào Nam kỳ, điểm hẹn sẽ là mấy ống cống dưới gầm cầu xa lộ Đại Hàn.

Thiên bất dung nhan! cháu lại phải lòng một ả Nam kỳ, Nam kỳ không lai giống, cái thứ Nam kỳ Gia Long kên kên xí xọn. Hồi đó cháu đi lính Không Quân của miền Nam, thấy đám phi
công trời đánh đa số cũng đều là Bắc kỳ, chẳng hiểu tại sao? Dân Nam kỳ cũng có, Trung kỳ lại càng ít hơn, nhưng đứa nào cũng có ..."cái mồm Bắc kỳ". Cháu còn nhớ khi thi gia nhập Không Quân, phải đủ ký lô, đủ kích thước, lục phủ ngũ tạng bị khám tuốt luốt, phải trần trùng trục như con nhộng rồi nhẩy lên nhẩy xuống cho mấy ông bác sĩ ..."vạch lá tìm sâu", chứ đâu có thi tuyển đứa nào "lắm mồm"! Thế mà thằng nào thằng nấy đều có cái "chứng chỉ lắm mồm" cao hạng dấu kỹ trong túi áo bay.


Một hôm đang trực phòng hành quân thì ông xếp (ông này Nam kỳ quốc) hỏi có thằng nào rảnh ra phi đạo chở con cháu gái vợ của xếp theo tàu từ Sài Gòn ra Nha Trang đem về nhà bà vợ đang có bầu sắp đẻ. Tưởng đi biệt phái hành quân chứ cái màn này cháu khoái lắm : "Chuyện nhỏ mà xếp, có tui ngay !" Ông xếp của cháu cũng chẳng vừa, nhìn thấu tim gan thằng đàn em : "Lẹ lẹ lên coi, tàu sắp đáp rồi đó, sách tao mày học hết còn dư có cái bìa, nhưng mà từ từ thôi nghe cha nội, lạng quạng con mẻ chửi tao thấy bà !"

Lúc đó cháu đâu có ngờ rằng, cái chuyện nhỏ như mắt muỗi này lại thành chuyện lớn, lớn khủng khiếp, ảnh hưởng đến hết cả cuộc đời cháu !
Cô cháu gái ông xếp không có cái dạng "ngực tấn công, mông phòng thủ" như trong "xi la ma", thế mà ngay từ phút ban đầu cháu đã bị dáng ngay tim một cái búa tạ chình ình chứ chẳng phải tiếng sét tầm thường. "Cô đi máy bay có mệt lắm không ?" – "Dạ !". "Ra thăm cô dượng hả ?" – "Dạ !". "Cô lên xe đi, tôi đèo cô về" – "Dạ !"... Chèng đéch ơi ! sao mà cụt ngủn cộc lốc thế bà nội ? Cái gì cũng "dạ" hết ráo thì cháu biết đâu mà rờ ! Đúng gái Nam kỳ ! Chợt nghĩ, không biết bà dzợ xếp tới giờ này có còn "ngây thơ", "dạ dạ" với xếp như dzậy nữa hay không ? Xếp cháu đang ở San José, nếu xếp có đọc những giòng chữ này thì xếp cũng bỏ qua dùm vì thằng em đã thuộc lòng trọn bộ sách của xếp từ khuya rùi !


Từ đó cháu với nàng rủ rỉ rù rì cùng nhau đánh vần mấy chữ "hình như là tình yêu". Cuộc tình của cháu với nàng êm ả như quả lắc đồng hồ treo trên tường phòng khách nhà cháu, nhưng mỗi khi nghĩ đến bố cháu thì quả lắc đồng hồ bỗng ngất ngư như bị đứt dây thiều. Thương quá, cháu đánh liều, "mấy sông anh cũng lội, mấy đèo anh cũng qua", chuyến này nhất quyết không chui ông cống gầm cầu xa lộ, mà dắt nàng về nhà trình diện bố. Bố vẫn khinh khỉnh: "Không dám ! chào cô". Nàng vui tính: "Ba anh coi ngầu quá hén!", cháu tỉnh bơ: "Không ngầu sao làm bố anh được !".

Thật ra thì bố cháu đâu có ghét Nam kỳ, ông chỉ phàn nàn rằng dân Nam kỳ được trời đãi, cho sống trên mảnh đất mầu mỡ phong phú, không làm vẫn có ăn, mà lại ăn ngon nữa, nên có tính lè phè, hoang phí, không chăm chỉ hạt bột, không cần cù tiết kiệm như Bắc kỳ. Ông chỉ vì thương con, lo cháu lấy nhằm cô vợ Nam kỳ cả ngày chỉ biết...phè cánh nhạn, ăn no lại nằm, thì con cưng của ông sẽ thành thân trâu ngựa suốt đời. Còn mẹ cháu, vốn dĩ nhà quê răng đen mã tấu bảo rằng, nghe Nam kỳ nói chuyện cứ tưởng nghe tiếng nước ngoài, chỉ hiểu một nửa ! Cháu cãi lại, Bắc kỳ cũng có khối đứa lười, lười như..cháu đây là hết mức rồi !

Một hôm cháu đưa nàng về nhà, gặp lúc bố mẹ cháu sửa soạn mở tiệc đãi ông bác từ Hố Nai lên thăm. Ông bác vui tính bảo tiện bữa ngồi ăn luôn, cháu đang chần chừ thì nàng vén áo hạ ngay cái bàn tọa tròn lẳng xuống ghế, cháu kéo lên không kịp. Cháu thủ thỉ giải thích cho nàng rằng, đi đâu gặp khách Bắc kỳ mời ăn thì chớ có ăn liền, cứ để người ta mời dăm lần bẩy lượt, ăn liền người ta chửi mình...chết đói ! Nam kỳ thì thẳng ruột ngựa, mời là cháp lẹ, không cháp dọn xuống bếp, đói ráng chịu, không mời lần thứ hai, ai biểu mời không ăn ! Bỗng mấy đứa em cháu thay phiên nhau : "Mời bác xơi cơm, mời bố xơi cơm, mời mẹ xơi cơm, mời anh xơi cơm, mời chị xơi cơm", mời... mời... mời tùm lum!. Thằng em út cháu mời dài nhất, mời lâu nhất, mời từ trên xuống dưới , trong nhà chỉ có con Tô Tô đang nằm chực dưới gầm bàn là nó không mời. Nó lại chẳng được ai mời để xơi, út mà ! nhưng rồi vẫn xực ào ào ! Cô bạn Nam kỳ của cháu trố mắt nhìn cháu chẳng hiểu chuyện gì xảy ra.

Cháu vội ghé tai thì thầm :
- Em mời gia đình ăn cơm đi !
- Ủa ! gia đình anh mời em "ăng" mà ? Bộ "ăng" cũng phải mời...mời...xơi ...xơi sao ?
Nàng ấp a ấp úng cũng ráng mời :
- Dạ mời bác, mời bác, dạ mời... à... à... mời anh, mời em...
Chợt bố cháu lên tiếng :
- Thôi đủ rồi, cháu mời người trên thôi, còn mấy em cháu không phải mời...Mà hay thật ! con bé này vui vẻ, ngoan ngoãn lắm ! sao con cứ ăn hiếp nó mãi !
Nghe bố cháu nói mà bụng cháu cứ như mở cờ, ông còn cao hứng bảo khi nào nàng nấu cơm Nam kỳ cho gia đình cùng ăn. Cô nàng hí ha hí hửng nói liền :
- Dạ ! (lại dạ!), để bữa nào cháu nấu bún(g) mắm dzới thịt heo ba rọi cho bác ăn(g), bún(g) mắm thịt ba rọi Trà Dinh ngoong nhức miền Nam nghe bác !
- Sao ? cô muốn búng hả ? Lỗ tai tôi đây này, muốn búng bao nhiêu thì cứ búng đi !
Thế là cả nhà cháu được một trận cười nắc nẻ. Nào đã hết đâu, mẹ cháu chợt bảo:
- Cháu xuống bếp lấy cho bác mấy cái "cùi dìa" với cái "muôi" để trong ngăn kéo đấy !
Nàng ngớ ra cứ như được nghe tiếng...Tây, nhìn cháu cầu cứu. Cháu cười hì hì khoái tỉ, ra cái điều thông thái giải thích ngay :
- Cái "cùi dìa" Nam kỳ kêu là cái "muỗng", tại Bắc kỳ sống lâu với bọn Tây, chúng nó gọi là "la cuiller" thì Bắc kỳ gọi luôn là cái "cùi dìa" cho tiện. Còn cái "muôi" Nam kỳ kêu là cái "vá", chữ "vê" thì đọc là "dê" cho nên gọi là cái "dzá", phải không ?
Nàng đỏ mặt, bĩu môi : "Cái đồ dzô dziêng, tui đi dzìa à nghen !"


Sau bữa cơm hôm ấy, hình như bố cháu bắt đầu "chuyển hệ", có vẻ gần gũi thân mật với nàng hơn vì thấy nàng thật thà, có sao nói dzậy, không bãi bôi, không vòng vo tam quốc, nhất là...không lười như ông nghĩ. Thừa thắng xông lên, cháu thủ thỉ với mẹ cháu là cháu muốn lấy nàng làm vợ. Mẹ bàn với bố, bố vẫn ngần ngừ. Tại bố cháu không biết đấy chứ, cháu đọc lóm từ một quển sách nào đó người ta viết rằng, trong lịch sử nước ta hầu hết các vua chúa miền Trung đều có nhiều bà vợ bé, mà hầu như bà nào là Chánh Cung Hoàng Hậu cũng đều là Nam kỳ: vua Minh Mạng có rất nhiều vợ, đa số là các bà Nam kỳ, Chánh Cung là bà Hồ Thị Hoa, người Biên Hòa; Chánh Cung của vua Thiệu Trị là bà Từ Dũ, người Gia Định; Vợ chánh của vua Bảo Đại là bà Nguyễn Hữu Thị Lan (tức Nam Phương Hoàng Hậu), là người Gò Công. Mấy ông vua cũng tinh đời đáo để ! Nhưng cháu "không phải là vua, nên mộng ước thật bình thường", chỉ xin "...quỳ lậy Chúa trên Trời, sao cho lấy được ...con nhỏ Cái Bè con thương !"

Thật là oái oăm: cá đã cắn câu mà bố cháu vẫn chưa cho giựt cần! Tuy thế, thỉnh thoảng bố cháu cũng dò hỏi về gia đình nàng. Thì cháu đã nói rồi mà, "quê Cái Bè, nội Cái Răng, ngoại Cái Dồn", ruộng đất mênh mông, sông nước dập dình, ăn nói "ngắn gọn và dễ hiểu" chứ không "dài dòng nhưng khó hiểu"... kiểu Bắc kỳ ! Chấm hết!
Ngày vui nhất đời cháu là ngày bố cháu ra lệnh sửa soạn "lên đồ dzía" đến thăm gia đình nàng. Sao bố cháu không nói thẳng thừng ra là đi "hỏi vợ", đi "chạm ngõ" cho xong. Nhưng mà cần gì phải "chạm ngõ" với lại "chạm cổng" cho rườm rà rắc rối, nhà của nàng cháu biết từng phòng, quen từng góc, rõ từng cột. Mỗi lần cháu từ đơn vị "dù" về đều có chút quà biếu ba má nàng, cho mấy đứa em nàng và cho cả cô Ba giúp việc trong nhà (học theo sách dụ khị của xếp cháu đấy !). Lần nào gặp ba nàng là lần đó có...nhậu. Đồ nhắm lúc nào cũng có sẵn, lúc củ kiệu tôm khô, khi ra sau hè ngắt mấy trái xoài tượng chấm mắm nêm ngào ớt, kẹt quá cột sợi ny-lông dzô ngón chân cái, đầu kia cặm mấy con trùng liệng xuống sông, cũng câu được mấy con cá lên nướng làm mồi. Nam kỳ trù phú mà ! Ổng không nhậu bia nhậu rượu, mà nhậu đế; không nhậu bằng cốc hay ly mà nhậu bằng tô, tô nào tô nấy bằng cái bát ăn cơm nhà cháu. Thế mà ổng lúc nào gặp cháu thì cứ nói rằng: "Dô dzới tao dăm ba sợi nghe mày !" Chưa tới nửa sợi cháu đã guắch cần cẩu ! "Lính tráng như mày chi mà yếu xìu sao oánh giặc nổi ? Dzô cái coi !" Ổng thương, ổng coi như con như cháu, ổng mới kêu cháu bằng "mày". Tiếng "mày" của Nam kỳ biểu lộ cái chân tình, sự gần gũi thân thương, không như Bắc kỳ khi đã xổ ra tiếng "mày" rồi thì ... ô hô ! ô hô ! thiện tai ! thiện tai ! chạy cho lẹ !


Một hôm đang nướng con mực khô nhậu lai rai với ổng, bỗng có khách gõ cửa bước vào, mặt ổng sáng lên như sao băng, vừa cười vừa nói :
- Chèng đéc ơi anh Sáu Lèo ! hôm qua tui chờ qua qua mút chỉ cà tha, hôm qua qua nói qua qua mà qua hổng qua, hôm nay qua nói qua hổng qua mà qua lại qua, nay qua rồi có thằng rể tương lai tới thăm, nhào dzô chơi vài xị, hôm nay có ớt nè qua !
Nói chi mà cứ qua đi qua lại, qua tới qua lui, nói cũng như thơ phú đấy chứ, thế mà mẹ cháu cứ nói tiếng Nam kỳ nghe sao như tiếng...nước ngoài !


Bắc kỳ vẫn có câu "dâu là con, rể là khách", nhưng Nam kỳ thì "dâu là con, rể cũng là...con luôn". Bố dzợ chịu chơi lại gặp thằng rể cũng chịu chơi luôn, dzô ba xị rồi thì coi như...bạn, chơi xả láng sáng dzề sớm, còn má dzợ bỗng nhiên thành... chơi chịu ! Nàng kể cho cháu nghe, nhiều lần ổng đi nhậu quá giờ giới nghiêm chưa chịu về, cả nhà trông đứng trông ngồi. Chợt nghe tiếng xe Vespa quen thuộc chạy ngang nhà, cứ thế nghe cái "dzù" rồi lại chạy mất tiêu, lại nghe cái "dzù" rồi đi tuốt luốt ! Sinh nghi, nàng chạy ra cổng đón đường chặn xe : "Ba ui ! Ba ui ! Tới nhà rồi nè !". Ổng chợt tỉnh, quẹo dzô thắng cái "két", xe đổ cái rầm, ổng té cái đụi, miệng lèng nhèng " Ủa, nhà mình đây rồi sao? Dzậy mà tao chạy dzòng dzòng kiếm hoài hổng ra !"

Ngày cưới, cháu chọn nhà hàng Đại La Thiên của chú Ba tuốt bên Chợ Lớn cho có vẻ trung dung, không Nam cũng không Bắc mà là cơm Tàu. Không xài Karaoke nhưng chơi nhạc sống. Có ông chú dzợ tên là Ba Phoóng làm nhạc trưởng cho mấy bà xồn xồn Nam kỳ lên sân khấu ca cải lương hà rầm. Hình như 7 thứ nghệ thuật của nhân loại đối với Nam kỳ đều tóm gọn trong mấy câu dzọng cổ thiệt mùi. Đám cưới cháu người ta chụp nhiều hình lắm. Ông bố vợ coi hình gục gặc cái đầu : "Chèng đéch ơi ! thằng rể tao chụp hình coi phông độ dzữ hén ! Ráng nghe mày !" Cháu chẳng hiểu ổng nói cháu phải ráng cái gì ? Nhưng có một cái cháu phải ráng là cái chắc, ai biểu ham dzợ Nam kỳ...mũi cao chân dài ! Còn bố cháu xem ảnh thì lại phán một câu xanh rờn : "Con dâu bố chụp với bố ảnh này đẹp quá, giá mà đứng cạnh bố con khoanh tay lại thì còn đẹp hơn biết bao !". Ông xếp cháu, khơi khơi tự nhiên thành ông dượng, sẵn có dăm ba ly nhưng mắt vẫn láo liên ngó bà cô, rồi len lén kể lể làm oai : "Thấy chưa mày! Hồi đó tao xách máy bay xuống Vĩnh Long rồi lạng qua Cái Bè, mới lạng chơi dzài ba dzòng là dzớt luôn bà cô mày, ngon chưa !" Cám ơn "ông xếp dượng" đã có công "nối giáo cho giặc" rồi rước luôn giặc vào nhà. Còn mấy thằng bạn Không Quân quỷ sứ thì xúm nhau ca bản "Mùa thu chết "... đã chết rồi, cho mày...chết luôn!

Ngày qua ngày, cháu không chết mà vẫn sống nhăn răng với bà vợ "quý phái bình dân", bây giờ đã có 4 con với 3 đứa cháu ngoại để nựng. Nam kỳ cũng chăm chỉ đấy chứ ! Thế là xong một đời phiêu bạt giang hồ, bay bướm, quậy phá ! Được cái vợ cháu cưng cháu lắm (Nam kỳ mà!), bao nhiêu công việc trong nhà từ lau nhà, rửa chén, hút bụi, trồng cây, giặt đồ...vợ cháu dành làm hết ráo. Bả nói "tay chân ông như thằng cùi, làm đâu hư đó, để tui làm luôn cho lẹ !". Cháu đi làm mang tiền về, bả cũng không thèm động tới, bảo rằng "tui hỏng cần anh nuôi tui !"

Thế nhưng vợ cháu ghen khỏi nói, trong vườn trồng nhiều ớt hơn trồng hoa, ghen có đẳng có cấp, ghen có kế hoạch, có phương án đàng hoàng. Ghen thì ghen, lâu lâu cháu cũng theo bạn bè...nhảy dù vài sô, về nhà im thin thít, thế mà bả cũng "nghe" được mùi, lườm lườm, nguýt nguýt, rồi cũng huề tiền. Sau này cháu mới khám phá ra vợ cháu rất sòng phẳng, đâu ra đó, nếu "ăn bánh trả tiền" là...cho qua cầu gió bay, không thèm chấp. Một hôm vô tình đọc báo thấy tin cô Quờn, người Sóc Trăng, ghen chồng lăng nhăng, lẳng lặng lựa lúc chồng đang say túy lúy, xách con dao bếp cắt luôn...của quý của chồng đem quăng sau vườn. Cô Quờn ra tòa ngồi chơi 4 năm tù. Trời đất Thiên địa ơi! Nam kỳ mà ghen kiểu này chắc cháu chết sớm, cháu dấu luôn tờ báo, ai dè vợ cháu chu môi oỏng ẻng : "Cái đó còn đỡ à nghen ! gặp tui là tui cho luôn dzô cái máy xay thịt rồi quăng cho bầy gà ăn, chớ giờ người ta dzăng minh lắm, khâu nối lại mấy hồi !" Má ơi là má ! Cháu nghe mà ớn lạnh xương sống! Chơi kiểu này thì hơn xa các mợ Bắc kỳ rồi ! Nhưng cháu lại được phép kéo bạn bè về nhậu...xả láng, nhậu "vô tư". Xỉn quá thì : "Anh mệt rồi nghen, uống ly nước đá chanh nè, rồi dzô đây em cạo gió hết liền !". Bạn bè ói mửa tùm lum thì : "Hổng sao đâu, anh ngồi tiếp mấy ảnh đi, em dọn cho !" Mấy thằng bạn có vợ Bắc kỳ ngó phát thèm !

Chắc khí thiêng sông núi Bắc kỳ linh thiêng hùng vĩ , hay nói theo khoa học hiện đại là cái "dzen" Bắc kỳ quá mạnh, nên vợ cháu nửa dưới vẫn còn là Nam kỳ, nhưng nửa trên đã hóa thành Bắc kỳ: không nói "bự bành ky" mà nói "to vật vã"; không gọi "trái bom" mà gọi "quả táo"; thích ăn canh rau muống hơn nấu canh chua; nhưng đặc biệt nhất là ăn nói không còn "ngắn gọn và dễ hiểu" như xưa, mà bây giờ thì.. ôi thôi ! "dài dòng, ào ào như thác đổ", nghe riết muốn khùng ! Bố cháu ăn "bún(g) mắm thịt ba rọi" của vợ cháu nấu, đến phát nghiền, nghiền luôn cả chén nước mắn pha đường.

Nhà cháu có bốn anh em trai thì bố cháu có tới ba ả dâu Nam kỳ, nhưng cả đám hợp lại vẫn thua xa một mợ dâu Bắc kỳ, ăn nói ngọt như đường phèn, dịu dàng khoai thai như thiên nga, thêm cái tài...chửi như hát di truyền. Thế là cái mộng "dâu rể phải là Bắc kỳ" của bố cháu bị nước sông Cửu Long vùng Nam bộ cuốn trôi tiêu tùng. Bố cháu bây giờ cũng rành "sáu câu" về Nam kỳ lắm, ông bảo người ta nói rằng:
- "Tính tình gái Nam kỳ giống như mưa Sài Gòn: đỏng đảnh nhưng mau quên; tính tình gái Bắc kỳ giống như mưa Hà Nội: âm ỉ và dai dẳng".


Lợi dụng lúc ông đang vui vẻ, cháu bèn phụ họa :
- Bố biết không, người ta cũng bảo : "Ở Sài Gòn nhiều em sinh viên giống như ca ve; Ở Hà Nội nhiều em ca ve giống như sinh viên", đúng không bố ?
Bố cháu quắc mắt : "Sao dám ăn nói lăng nhăng thế hả ?". Cháu chuồn nhanh kẻo ông nổi giận. Thôi thì đến nước này rồi, cúi xin các cụ cũng rộng lòng bỏ qua cho cháu nếu có gì gọi là thiên vị, bởi vì con gái Nam kỳ bây giờ đã là "cây nhà lá vườn" của cháu, nên cháu đành phải "ta về ta tắm ao ta", ôm lấy cái ao Nam kỳ, ôm cứng cái cây sầu riêng Nam bộ cho phải đạo "tình Bắc duyên Nam", nếu không cháu phải ôm thùng mì gói suốt đời. Mong sao các cụ đọc xong rồi bỏ qua, cứ coi như một chuyện tầm phào, bởi vì cháu đã liều mình như mấy mợ Hà Nội làm con chim đa đa, không lấy vợ gần mà lấy vợ xa, xa tuốt luốt tận cái xứ Nam kỳ với giòng sông 9 cửa.


Nguyễn Hữu Huấn
12/06

Saturday, March 17, 2007

Nhân thấy hình các bạn cũ trên Websites

Dạ châu,

Gặp lại bạn bè không gặp 40 năm
Trong những tiệc tùng từ nhiều xứ khác,
Vẫn nụ cười tươi vẫn vẫy tay chào,
Thiết thân như cái thuở bên nhau --
Trên chùm hình qua Xi-be(1) Phượng Vỹ.
Sáng là thanh xuân mà chiều đã bạc đầu,
Thấy chạnh trong lòng một thoáng Dạ châu.


TNC
(1): Xi-be: Cyber space

Trần Kiêm Đòan cũng gửi bài sau đây:

http://trankiemdoan.net/van/kysu-hoiuc/dangphuonghong.html

nhân ngày họp mặt QH ĐK nam cali 2007

Đại Hội Băng Đá Tại Trung Hoa năm 2005

Các Nhà Điêu khắc Trung Hoa đã xây dựng những lâu đài chỉ bằng nưỡc đá.và băng tuyết.. Như các bạn thấy trong web site dưới đây..
Xin đưng bỏ sót các trang sau..Mỗi trang là một màu sắc rực rỡ
http://www.rtoddking.com/chinawin2005_hb_if.htm

Tuesday, March 13, 2007

Les dimanches de Ville d' Avray 2 - Lê Tất Đạt

Thị trấn Ville d’Avray nằm về phía Tây và cách Paris chừng mười hai cây số. Thị trấn này điệp trùng một mầu xanh ngút ngàn với những bờ hồ có hàng cây vây quanh. Sản phẩm chính của thị trấn này là rượu nho cho nên vào thời cách mạng 1789, một phần ba bề mặt vùng đất này là những rừng nho bát ngát. Đây là một vùng đất thơ mộng, ...... .Xin Click ở ngay link này để xem tiếp

Saturday, March 10, 2007

Cựu Hoc Sinh Quốc Hoc 1950---? Đòan tụ

Sáng sớm vừa thức dậy đã thấy email của Hồ Đắc Duy, con dế mèn của Quóc Học 1961-1964, bay đến với gần 40 tấm hình của các bậc đàn anh. Nhìn kỷ, lâu nay đã ở tuổi 60 cứ tưởng là mình đã già, ai ngờ.......

Đúng là "Tha hương... chộ... cố tri":


Trông các thầy cô và các anh chị vui vẽ bên nhau, Phạm Cơ nhìn gần rách cả 2 mí mắt, kèm theo việc vận đông cái trí nhớ lạc loài đang ở hồi đóng rêu mới nhìn ra được vài vị... Chác chắn là phải chờ email của anh Nghệ mới bổ túc được....Xin anh sớm cho hay vì năm châu, bốn bể còn đang hồi hộp... Với Cơ: Những ngươi quen còn nhận đươc sau khi "smoke gets in my eyes":

Thầy Nguyễn văn Thường, Monsieur Vincent, vẫn còn hết sức phong độ.... Đúng là lời đồn không ngoa....7-8 năm trươc đây một ái nữ của thầy là bạn của bà xã Cơ đến tham dự pPhượng Vỹ, nên chúng tôi có dịp nhắc đến thầy luôn....

Thầy Hồng Giũ Lưu và Cô Diệu Trang; cũng nhờ vào lúc Thầy và Cô viếng Huê-Kỳ 2 năm trước nên các hoc trò cũ cũng còn nhớ mặt... Trong buổi gặp mặt hôm nay, chắc chắn là thầy sẽ trinh diễn văn nghê....Cơ vẫn còn nhớ bản nhạc Smoke Gets In Your Eyes là bản thầy thich nhất, và thầy đã hát cho chúng em nghe năm 1963 (44 năm rồi)

Anh Hòang Tá Thich: Đúng không? Quán Tibs? Thưa Anh từ phương xa không có dịp về thăm anh, chị Tâm, các Cô Diệu, Tịnh và Hiếu, nhưng tin tức gia đình ta vẫn updated, vẫn nhận được đều đều... Có vẽ như anh là người ít tuổi nhất trong đó...phải không? Xin cho một lời hỏi thăm, và một nén hương cầu nguyên cho anh Sơn....

Ngoài ra thì đành chịu thôi.. cũng may là năm nay đã leo lên được chiếc chiếu 60, nếu không thì cũng không dám nói leo hay lạm bàn...


Trông các anh các thầy "tuy năm nay đã ngoài 70 tuổi, mà sức khỏe và tinh thần vẫn còn tráng kiện và minh mẫn hơn xưa, nên chắc không cần phải ....lũ hậu bối chúng em chỉ mong đến tuổi 70 mà vẫn như các thây và các anh hôm nay thời quá quý, quá đã...

Xin các anh,các Thầy click xem hình

Click để nghe bản Smoke Gets in Your Eyes
:



Về đâu mái tóc người thương - HoàngOanh-PhươngDung

Niêm Khúc Cuối - Trần Thái Hòa

Mùa thu không trở lại

Tình Nghệ Sĩ - ĐoànChuẩn-TừLinh

Mắt Lệ Cho Người - Ngọc Lan

Mưa trên biển vắng Ngọc Lan & Lâm Thúy Vân

Thu Ca - Quang Dũng

Friday, March 9, 2007

Cõi Vắng - Trần Thái Hòa

Over and Over - By Nana Mouskouri

Nhạc Cuối Tuần

Hảy đổi không khí... Thử nghe nhạc Đài Loan:

"Lần trước sau khi em mỉm cười, thế giới dường đã mất đi điều gì đó
Vì sao em bỗng dưng quên mất bao nhiêu nỗi xúc động
Có rất nhiều chuyện để buồn, nhưng trời trên đầu vẫn bao la màu tro xám
Lúc khóc, em quên mất lýdo vì sao
Ngón tay hồng nhạt bên em khi dằn vặt, giữa đêm khuya chợt hiểu, cắn chặt vành môi
Hình như em đã quên mất, vì sao em buồn lo, em gọi to lên về phía bầu trời
Lần sau, khi mỉm cười, khoé môi em sẽ cong lên thật lòng
Nơi góc bể chân trời sẽ có ai trồng lên thảm cỏ cho em chạy nhảy
Lần sau, khi mỉm cười, em sẽ kiêu hãnh, cảm giác nắng lên trong tim (tươi mới) thật hạnh phúc
Nếu không bỏ cuộc, bạn rồi sẽ có được.
Em đã qua bão dông, em sẽ thật sự mỉm cười."
Click đây để nghe: Lần sau mĩm cười của Dương Thừa lâm

Click dưới đây để nghe 2 bài Diễm Xưa bằng tiêng nhật :
Diem Xua, tieng Nhat
Khanh Ly hat:

Mukashi Cùng với Hồng Nhung hát:

Thursday, March 8, 2007

Tại sao ví Phở với Bồ ví Cơm với Vợ -Trich Talawas.org

Trich bài của Nguyễn Trương Quý:

..........Cũng như một lĩnh vực hay được ví với phở là bồ. Ăn ít thì ngon mà thèm. Ăn nhiều đến độ thay cơm thì chán. Cho nhiều mì chính cũng như bồ quá ngọt ngào tê cả lưỡi thì sợ lắm. Nhưng dường như việc ví von này chỉ đúng ở khía cạnh tương quan với cơm nhà hay là vợ.
Chứ phở là một món quà có sự coi trọng của cả xã hội, có tư cách đứng đắn chứ không lén lút như chuyện bồ bịch phòng nhì.

Tuy thế, cũng giật mình ra một điều giống nhau là:

phở ăn vào không luôn luôn thấy ngon như trước cũng như chuyện quan hệ tình nhân bây giờ toàn là chạy nước rút, quá ngắn so với cuộc marathon hôn nhân. Mà marathon gói lại cũng chỉ hơn 42 km, nghĩ mà buồn.

Bạn thích phim truyền hình hài sitcom happy-ending sau 25 phút hay tiểu thuyết ngàn trang kết cục Anna Karenina lao đầu vào xe lửa?......

Xin click ở link này nếu muốn đọc toàn bài

Con đã từng đến trong cuộc đời này... Trang Hạ

" Con đã từng đến trong cuộc đời này và con rất ngoan"
Truyên trích từ blog của Trang Hạ. Một thiếu nữ người Việt từ Viêt Nam. Trang Hạ rất giỏi tiêng Trung Hoa... Cô đã dịch truyện này từ báo Trung Hoa
Xin click để được nối...

GIẢI OAN CHO CUỘC BIỂN DÂU NẦY -Trần Kiêm Đoàn

Năm ngoái, thầy Thích Mãn Giác; năm nay cha Nguyễn Ngọc Lan lần lượt qua đời.
Nếu tạm gác qua một bên những hình tướng nhân sinh như áo cà sa của hòa thượng hay áo chùng thâm của linh mục... thì cả hai vị đều là những người đàn anh đáng kính trong giới trí thức thuộc thế hệ Chiến Tranh Việt Nam.


Ngày thầy Mãn Giác ra đi tại Mỹ, tôi có được duyên lành đến tận giàn hỏa thiêu ở miền Nam California bái biệt thầy lần cuối. Và trong bài viết tưởng niệm về thầy, tôi có nhắc lại hình ảnh "đoàn kết tôn giáo" trên đường phố Huế 40 năm trước. Đấy là lúc cha Lan chở thầy Mãn Giác trên chiếc xe hai bánh trên đường Lê Lợi dọc sông Hương trong tiếng reo hò thống khoái của đám trẻ thơ: " Coi tụi bây ơi! Cha chở Thầy! Cha chở Thầy!..." Đám trẻ thơ ngày xưa bây giờ là những người đã quá tuổi trung niên, tóc ngã muối tiêu và bắt đầu "tri thiên mệnh"! Tuy tuổi tác chưa hẳn là thước đo chính xác của sự khôn ngoan và lịch lãm của mỗi con người; nhưng thời gian là bề dày làm cơ sở cho một quá trình nhìn lại để nhận diện rõ ràng và cụ thể hơn về một nhân vật, một con người.

Thầy Mãn Giác dạy tôi môn triết học Đông phương và cha Nguyễn Ngọc Lan dạy tôi môn triết học Tây phương ở đại học văn khoa Huế. Từ phương xa, tôi nhận tin cha Lan đã qua đời với nỗi ngậm ngùi của một người học trò không được gần gũi để đưa tiễn thầy lần cuối.

Dù cha đã cởi áo dòng tu và lần cuối tôi được gặp cha là vào "Mùa Hè Đỏ Lữa" 1972, nhưng trong tôi, hình ảnh của cha Lan bao giờ cũng vẫn là tâm ảnh của thời sinh viên với dáng thanh tú trong chiếc áo chùng thâm, khuôn mặt trẻ trung sáng lên theo nụ cười cởi mở. Sau chiếc kính trắng là đôi mắt sáng, pha một chút tinh nghịch tươi mát nhưng không hề phảng phất vẻ mệt mỏi của cha. Tôi vẫn xin được gọi "cha" như gọi "thầy" trong tình nghĩa thầy trò tôn sư trọng đạo, không vì hoàn cảnh hay hình tướng khác đi mà thay đổi.

Hôm nay, qua mạng lưới thông tin "online", tôi đọc những lời chia buồn và tưởng niệm từ phía bạn bè quen biết thân sơ của cha Nguyễn Ngọc Lan. Một bài viết của tác giả Trần Bạch Đằng đăng trên mạng lưới Thanh Niên Online ngày 26 tháng 2 năm 2007 đã mô tả linh mục Nguyễn Ngọc Lan như là một "chiến sĩ xung kích chống Mỹ cứu nước"; một người cộng sản trung kiên hoạt động nội thành dưới sự chỉ đạo của cơ sở Đảng đặt căn cứ địa tại miền Nam trong thời kỳ chiến tranh.

Quan điểm "nhận diện nhân vật" của ông Trần Bạch Đằng đối với một người như cha Lan có công bằng và hợp lý trên cơ sở lịch sử, xã hội và chính trị hay không?
Tôi học với cha Lan trong giai đoạn sôi động nhất của thời kỳ "hậu Phật giáo tranh đấu 1963". Những cuộc xuống đường hay ra đường biểu tình, bãi khóa, đình công, bãi thị của sinh viên, học sinh, tiểu thương, thợ thuyền... xảy ra liên miên trên đường phố Huế. Những giáo sư có nhiều cảm tình với phong trào tranh đấu như linh mục Nguyễn Ngọc Lan, giáo sư Lê Văn Hảo... trở thành "điểm nóng " cho sinh viên bàn tán, nhìn ngắm, tiếp xúc và hỏi han trong giảng đường, thư viện.


Cha Lan là một trí thức cấp tiến trong ngành nhân văn. Tốt nghiệp tiến sĩ triết học từ một trong những trường đại học kỳ cựu và danh tiếng nhất thế giới là đại học Sorbonne của Pháp, linh mục Nguyễn Ngọc Lan là một trí thức ưu tú trong chiếc áo nhà tu. Cha chịu ảnh hưởng sâu đậm tinh thần luận lý học phương Tây. Đấy là khuynh hướng thiên về cách nhìn mọi hiện tượng và sự cố bằng cái lô-gích chặt chẽ của cấu trúc phân tích và lý luận hơn là bằng trực giác và chiêm nghiệm của Đông phương. Hệ luận gần như tất nhiên của một tinh thần luận lý thuần túy và chặt chẽ như thế thường rất dễ tạo ra "khẩu nghiệp". Đó là mảnh đất tốt làm phương tiện cho tư tưởng quyết đoán và duy lý cực đoan nẩy mầm. Cha Lan, trong cách nói và cách viết, thường tạo cho người nghe và người đọc một cảm giác cực đoan như thế. Những bài giảng triết học đầy cá tính tư tưởng trong trường đại học và những bài viết sắc nhọn của tác giả Nguyễn Ngọc Lan trong Tin Sáng, Đối Diện, Đứng Dậy và trong các tác phẩm Con Đường Hay Pháo Đài, Hà Nội Tôi Thế Đấy, Nhật Ký... đã làm cho cha bị ngộ nhận từ mọi phía. Cha trăn trở giữa đời như một người "chung thân bất mãn" với cả hai chế độ chính trị tả, hữu. Nhưng theo dõi thật sâu lắng những bài giảng và đọc kỹ những bài viết của cha Lan, ai cũng có thể thấy được sau âm vang và dáng vẻ đầy tính phân tích chi ly và phê phán nghiêm khắc; thậm chí có khi mĩa mai, cay độc của cha là một tấm lòng nhân hậu vì lợi lạc cho người. Đó là thái độ cay cú chối bỏ đôi cánh yếu ớt của một con chim trong giông bão, chỉ vì nóng lòng ước muốn nó có đôi cánh đại bàng, chứ không phải cố tình vùi dập để nó co mình thành gà vịt.


Tôi còn nhớ trong một bài giảng, cha Lan nhắc đi nhắc lại lời của danh họa Marc Chagall, đại khái nói rằng: "Từ trắng qua đen có hàng nghìn, thậm chí vô số màu đậm nhạt ở giữa. Đời sống cũng thế, không đơn giản chỉ có hai bờ đối nghịch để chỉ chọn một bên nầy hay một bên kia". Vâng, có thể nói sự ví von đó là thực trạng xã-hội-chính-trị trong Cuộc Chiến Việt Nam. Ở miền Bắc mặc nhiên thành người "cộng sản" và ở miền Nam mặc nhiên thành người "quốc gia". Không có trung gian, không có ở giữa, không có thành phần thứ ba giữa hai bờ đối nghịch. Sự lửng lơ không chọn lựa ở giữa sẽ mặc nhiên bị hài tội hay quy chụp chính trị là "thiên cộng" hay "phản động"! Vô số màu đậm nhạt trong bức tranh hiện thực đời sống theo tinh thần Chagall đã bị từ khước, chối bỏ, vùi dập đầy oan ức.

Suốt bốn năm học tại trường văn khoa và sư phạm Huế, tôi được học với nhiều linh mục danh tiếng như cha Nguyễn Văn Thích dạy Hán Văn, cha Nguyễn Phương dạy Phương Pháp Sử, cha Nguyễn Tiến Huynh dạy Tâm Lý Giáo Dục, cha Nguyễn Hòa Nhã dạy Địa Lý Đại Cương, cha Demers dạy Ngữ Học, nhưng chỉ có cha Nguyễn Ngọc Lan là vị giáo sư linh mục duy nhất tạo cơ hội đi uống cà phê với sinh viên chúng tôi sau giờ học. Nhờ vậy, chúng tôi được cha trao đổi và chia sẻ những vấn đề tư tưởng và đất nước đầy phóng khoáng bên cạnh nội dung chữ nghĩa giáo khoa. Hầu như cha "nắm diễn đàn" trong những cuộc thảo luận thân tình và cởi mở. Bọn sinh viên chúng tôi có dịp tiếp cận với cha Lan có thể rất khác nhau về khuynh hướng chính trị và cách chọn lựa hướng đi riêng, nhưng thảy đều tìm thấy ở cha sự nổi bật của một trí thức yêu nước lý tưởng.

Tôi muốn nhấn mạnh thêm cụm từ "yêu nước lý tưởng" vì cách thể hiện lòng yêu nước như thế thường nhiệt tâm và giàu cảm tính nên búa rìu dư luận dễ suy luận chủ quan và sai lạc. Bởi thế, cha Lan đã trở thành đối tượng khen chê hết lớp nầy đến lớp khác trong suốt hơn 40 năm qua. Nếu chịu khó đọc gần cả nghìn trang Nhật Ký của cha Lan viết trong khoảng thời gian 1988-1991, do Tin Paris xuất bản tại Pháp, người ta sẽ thấy cha trung thành với lý tưởng yêu nước đó như trung thành với chính mình. Muốn biết sự "trung thành tự tại" đó ở một vị giáo sư và đồng thời cũng là người cầm bút, nhất là khi người đó không còn nữa để lên tiếng, thì cách tương đối hợp lý nhất là tìm đọc lại giáo trình và tác phẩm của chính tác giả hơn là vô tình hay cố ý hướng dẫn dư luận vào những hiện tượng nhất thời và suy diễn viễn mơ.

Khi một nhân vật vừa sống đạo, vừa sống đời như cha Lan nằm xuống, cả giáo quyền lẫn thế quyền đều bị giới hạn -- hoặc là vì nhỏ quá, hoặc là vì lớn quá -- để có thể đi vào vừa vặn với khung cửa tâm thức của những người chọn lựa trung thành với chính mình như cha Lan.


Lịch sử đã sang trang, nhưng cơn biển dâu chưa an định thành núi, thành đồi bình an, phẳng lặng trong dòng chảy của thế hệ Chiến Tranh Việt Nam nên những người anh em vẫn nhìn nhau chưa rõ.

Những người tuổi trẻ trong phong trào Phật giáo, thanh niên, sinh viên, học sinh tranh đấu một thời đang lần lượt về vườn và về đất. Ngày xưa và cả bây giờ, có thể có một số người trong đó đã chọn lựa đứng hẳn về phía bên nầy hay bên kia chiến tuyến; đen hay trắng, vàng hay đỏ... vì lý do và hoàn cảnh riêng của họ. Nhưng tôi tin -- như tin tự chính mình -- rằng, đa số những người tham gia phong trào tranh đấu tại các đô thị miền Nam thời sáu mươi đều là những người mang lý tưởng yêu nước xuống đường. Dẫu cho họ là người có bản lĩnh chính trị cao cường hay ngây thơ yêu nước lãng mạn thì họ vẫn có một mẫu số chung là niềm tin đấu tranh cho hòa bình công chính chứ chẳng làm "chiến sĩ xung kích" của một thế lực chính trị bao thầu độc quyền yêu nước nào cả. Họ như những người nông dân Việt Nam truyền thống. Khi tổ quốc yêu cầu và lương tri lên tiếng, sẽ sẵn sàng bỏ hết ruộng vườn cày cuốc lên đường, sẵn sàng đối mặt và hy sinh trước phong ba. Nhưng khi cuộc thế đã an hòa, họ trở về lại chốn cũ với hai bàn tay không. Không chuyên quyền, không chia chác, không đòi hòi quyền lợi đền bù cho một chút công lao hãn mã nào cả.

Đã có một thời, cha Lan và tuổi trẻ đã dấn thân với một tinh thần tương tự như thế. Trong cuộc tương tranh bão liệt đang diễn ra trên đất nước, họ đóng vai "thành phần thứ ba". Họ chính là hình ảnh và khái niệm về khối màu đa nguyên, đa dạng đậm nhạt đứng ở giữa. Họ chẳng trụ vào bên nầy hay bên kia như rừng màu sắc trung gian của Chagall, như cha Nguyễn Ngọc Lan mà chỉ biết trụ vào chính trái tim yêu nước tự nhiên và lương tri chơn chất của chính mình. Nếu có chăng một phía nào đó lợi dụng hay loại bỏ họ thì xin đừng trách con chim gãy cánh mà nên trách người thợ săn bắn gãy cánh chim thôi.

Mọi cố gắng kéo những con người độc lập -- những kẻ dám trung kiên đứng thẳng trên đôi chân trần và sự thức tỉnh của chính mình -- về một phía nào đó mà tự họ chưa hề xác định sẽ trở thành bất công và khập khiểng. Biết bao nhiêu kẻ có lòng đã hy sinh hết tuổi thanh xuân cho lý tưởng yêu nước vẫn còn cúi đầu bước đi trong im lặng chịu đựng; trong sự suy diễn và nhận diện sai lạc, nhưng lại ngỡ là có thẩm quyền, của phía bên nầy hay phía bên kia. Xin cho họ bây giờ và cuối đời một sự bình yên không phê phán. Xin đừng đẩy họ về phía "người" hay kéo họ về phía "ta" nhằm đánh bóng cho mình mà bất chấp công lý, thứ công lý cao nhất của đạo làm người là sự công bằng.

Dân tộc Việt Nam đã có một công lý minh oan truyền thống: Đó là "đèn Trời soi xét"! " Như lời vua Lê Thánh Tôn đã nhắc tới nỗi oan của Vợ Chàng Trương nhờ đèn trởi soi sáng: "Chứng quả có đôi vầng nhật nguyệt; giải oan chi mượn đến đàn tràng"!

Thế hệ Chiến Tranh Việt Nam có lắm nỗi oan khiên. Sự oan nghiệt không chỉ đến hay tạo ra do một người, một thế lực, một phía mà do cả cuộc bể dâu. Trong đó, bao nhiêu tấm lòng yêu nước đã bị lạm dụng và bạc đãi bởi nhiều phía. Từ những nhân vật được biết đến nhiều như cha Nguyễn Ngọc Lan hay những người không ai biết đến đã bị dập vùi giữa gọng kềm của lịch sử.

Chúng ta cần "giải oan cho cuộc biển dâu nầy"
** khi nhớ về một quá khứ chưa xa và chưa qua. Nó vẫn còn trong ký ức và trong cảm xúc của những người Việt Nam đang có mặt trên quê mình và quê người hôm nay. Sự "giải oan" mang tính nhân nghĩa, nhân văn và khai phóng cao nhất là xin thắp sáng ngọn "đèn trời" khách quan và thoáng rộng trong tâm thức, trong mỗi trái tim mình.

Trần Kiêm Đoàn
Natomas, đầu Xuân 2007


** Tô Thùy Yên. Ta Về:

Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu nầy.